Sunday, October 21, 2012

CHIẾN TRANH VIỆT NAM QUA ẢNH P 2.

Căn cứ của quân đội Giải phóng bốc cháy, chiến đấu cơ Mỹ xả tên lửa, rút chạy dưới cơn mưa đạn… là những hình ảnh ấn tượng tiếp theo trong loạt ảnh về chiến tranh Việt Nam của các phóng viên phương Tây.


Người biểu tình phản đối chiến tranh tập hợp bên hồ Phản Chiếu tại Washington DC ngày 21/10/1967. Ảnh: AP.
Một căn cứ của quân Giải phóng chìm trong lửa gần Mỹ Tho vào ngày 5/4/1968. Phía trước tấm ảnh là binh nhất Raymond Rumpa, thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, với khẩu súng vác vai không giật cỡ nòng 90mm. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Một chiếc chiến đấu cơ F-100D Super Sabre bắn ra một loạt tên lửa đường kính 2,75 inch vào vị trí đối phương, ngày 1/1/ 1967. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Một lính bộ binh Mỹ ngồi chờ đợi mệnh lệnh của một đợt tấn công với khuôn mặt được vẽ ngụy trang, tháng 8/1971. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Phụ nữ và trẻ em cúi mình trong một con kênh bùn để tránh đạn trong một cuộc giao tranh tại một vị trí cách phía Tây Sài Gòn khoảng 20 dặm, ngày 1/1/1966. Ảnh: AP/Horst Faas.
Thi thể của một lính dù Mỹ bị chết trong chiến dịch ở khu rừng già gần biên giới Campuchia (Vùng C) được chuyển đi bằng máy bay trực thăng, năm 1966. Ảnh: AP/Henri Huet.
Thuỷ quân lục chiến Mỹ chui lên từ các hố cá nhân của họ vào lúc bình minh sau đêm thứ 3 của trận chiến chống lại các cuộc tấn công liên tục từ phía Sư đoàn 324B của quân Giải phóng, ngày 21/9/1966. Ảnh: AP/Henri Huet.
Một chiếc trực thăng tiếp vận tìm điểm hạ cánh trên đỉnh một ngọn đồi cháy rụi vì các cuộc giao chiến ở phía Tây của tỉnh Đắk Tô, khu vực Tây Nguyên, ngày 3/6/1968. Ảnh: AP.
Một lính thủy quân lục chiến giúp đồng đội bị thương của mình rút lui dưới làn đạn của quân Giải phóng trong trận chiến ngày 15/5/1967 tại khu vực phía Nam khu phi quân sự ở miền Nam Việt Nam. Ảnh: AP/John Schneider.
Những người phản chiến biểu tình bằng cách nằm tại khu vực Sheep Meadow, công viên trung tâm New York ngày 14/11/1969. Hàng trăm quả bóng được thả lên bầu trời, màu đen tượng trưng cho những người lính Mỹ đã thiệt mạng ở Việt Nam dưới thời Nixon và màu trắng là những người sẽ chết nếu cuộc chiến tiếp tục. Ảnh: AP/J. Spencer Jones.
Tại khuôn viên ĐH Kent State ngày 4/5/1970, các sinh viên sơ cứu cho John Cleary sau khi anh bị lực lượng Cảnh sát Quốc gia Ohio bắn trong cuộc biểu tình chống lại việc mở rộng cuộc chiến tranh Việt Nam vào Campuchia. Anh đã sống sót. Bốn sinh viên khác đã bị giết chết và chín người bị thương trong cuộc biểu tình. Ảnh: KSU/Doug Moore/REUTERS.
Ngày 8/6/1972, trong một cuộc tấn công vào nơi ẩn náu của quân Giải phóng, một máy bay VNCH đã bỏ bom napalm nhầm vào một địa điểm có đông quân đội miền Nam và dân thường ở Trảng Bàng. Trong ảnh, bé gái Kim Phúc (9 tuổi) hoảng loạn vì bỏng bom napalm đang chạy trốn. Bên trái Phan Thanh Tâm, em trai của Kim Phúc, người đã bị mất một mắt. Đằng sau những đứa trẻ là lính của Sư đoàn 25 quân đội VNCH. Ảnh: AP/Nick Ut.
Truyền hình và quân đội vây quanh bé Kim Phúc sau vụ bỏ bom sai địa chỉ. Ảnh: AP/Nick Ut.
(Còn nữa…)

No comments:

Post a Comment