Nguyên liệu:
Thịt cá cắt miếng 2,5 cm; Nước vắt ½ quả chanh; Hạt tiêu; ½ thìa bột tỏi; Dầu ăn; 2 quả ớt chuông đỏ; 500g măng tây xanh, cắt khúc 5cm; Hành lá cắt khúc như măng; 3 ngồng tỏi, cắt khúc; 2 thìa giấm; Muối ăn.
Cách làm:
Ướp cá với nước chanh, bột tỏi và hạt tiêu.
Cho măng tây vào xào chín, múc ra đĩa
Xào ớt chuông, cho vào đĩa măng
Xào cá cho đến khi cá có màu cánh gián, nêm muối.
Phi tỏi cho mềm, cho vào đĩa măng, ớt đã xào, thêm chút giấm, muối
Ăn kèm cá với rau, quả xào.
3. Cá trạch kho nghệ
Cá trạch thường bằng ngón chân cái, mình dẹp, đầu nhọn, dài khoảng 20cm đến 30cm, sống dưới lớp đất phù sa dày hai, ba tấc. Cá trạch ăn các sinh vật phù du có trong đất hoặc bọt nước. Ruột cá trạch thường rất sạch nên người ta không mổ ra như các loại cá khác.
Nguyên liệu:
Cá trạch: 0,5 kg: Muối, Đường; Gia vị; Chanh, ớt tươi; Bột nghệ; Nước phèn chua; Nước dừa tươi; Rau sống gồm: chuối chát, khế chua, ngò gai (mùi tàu), cà chua, rau cải rửa sạch.
Cách làm:
Rửa cá trạch bằng nước phèn chua cho sạch, để trong rổ thưa cho ráo nước và sắp vào nồi. Ướp muối, đường, bột ngọt và ớt băm nhỏ trộn đều cho ngấm.
Cá được bắc lên ơ đất (âu đất), đổ một trái dừa tươi kho liu riu. Để lửa đều chừng hai mươi phút là cá chín. Lúc nước vừa chớm sôi, cho chừng một muỗng cà phê bột nghệ vào (nếu có nghệ nhà mài ra sử dụng là tốt nhất). Cá trạch múc ra tô, đĩa, có thể vắt vào một miếng chanh cho dịu. Món cá trạch kho nghệ ăn với cơm gạo mới thật tuyệt vời. Thịt cá béo, mùi cá thơm lựng. Sau khi thưởng thức, chắc rằng bạn sẽ có ấn tượng về món ăn dân dã, dễ làm nhưng không kém phần hấp dẫn và yêu mến thêm vùng đất cù lao mênh mang sông nước của đồng bằng sông Cửu Long.
No comments:
Post a Comment