Friday, January 25, 2013

TÀU NGẦM TÊN HÀ NỘI .


Nhà máy đóng tàu Admiralty vừa bắt đầu tiến hành thử nghiệm trên biển tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên cho đối tác.

Tàu ngầm Kilo mang số hiệu tạm thời 01.339 mang tên Hà Nội được đóng cho Việt Nam đang được tiến hành thử nghiệm dưới nước tại cảng Kaliningrad. Trước đó, tàu ngầm Hà Nội được hạ thủy vào tháng 12/2012.
Quá trình thử nghiệm dưới nước tại cảng Kaliningrad được thực hiện với sự tham gia của thủy thủ đoàn đến từ Việt Nam. Thủy thủ đoàn Việt Nam được làm quen với quá trình điều khiển tàu ngầm dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nga.
Dự kiến tàu ngầm Hà Nội sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào tháng 8/2013.
Việt Nam và Nga đã ký kết hợp đồng mua 6 tàu ngầm điện diesel lớp Kilo thuộc dự án 636M, tổng giá trị hợp đồng bao gồm xây dựng căn cứ cho tàu ngầm và vũ khí lên đến 4 tỷ USD.
Tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội đang được neo đậu tại cảng  Kaliningrad để tiến hành thử nghiệm dưới nước. Ảnh: Shipspotting.
Hợp đồng tàu ngầm Kilo cho Việt Nam đang được phía Nga thực hiện với tiến độ rất nhanh. Ảnh: Shipspotting.
Sau khi hoàn thành thử nghiệm tại đây, dự kiến tàu ngầm Hà Nội sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào tháng 08/2013. Ảnh: Shipspotting.
                                                                                                           SƯU TẦM.


Nga sắp đóng tàu hộ tống hiện đại phù hợp với VN



Thông cáo báo chí về buổi lễ khởi đóng tàu hộ tống lớp Buyan thứ 5 đã được công bố. Dự kiến, buổi lễ được tổ chức khá long trọng với sự tham dự của đại diện Bộ Quốc phòng Nga, đại diện các bộ ngành thuộc nước Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, đại diện huyện Zelenodolsk, đại diện huyện  Serpukhov, đại diện công ty cổ phần Ak Bars, đại diện nhà thiết kế và các tổ chức đối tác.
Đồ họa hình ảnh tổng thể của tàu hộ tống lớp Buyan-M.

Tàu hộ tống lớp Buyan thuộc Project 21.631, đây là dự án phát triển các tàu hộ tống hiện đại cho nhiệm vụ hoạt động tác chiến tại các khu vực ven biển. Project 21.361 là dự án phát triển nâng cấp từ tàu hộ tống Project 21.360. Tàu được thiết kế với khả năng tàng hình tương đối tốt.
Tàu hộ tống thuộc Project 21.361 được gọi là lớp Buyan-M (chữ M trong tiếng Nga có nghĩa là hiện đại hóa). Tàu được trang bị hệ thống vũ khí đầy uy lực bao gồm: Pháo hạm A190 100mm, pháo bắn siêu nhanh AK-630M-2, biến thể pháo siêu nhanh AK-630 với 2 hệ thống pháo được tích hợp trên cùng một bệ pháo.
Việc tích hợp 2 pháo 6 nòng 30mm trên cùng một bệ pháo tạo ra hiệu quả rất cao trong việc tiêu diệt các mục tiêu mặt nước hay đánh chặn các loại tên lửa chống hạm. Hai hệ thống phóng tên lửa đối không tầm thấp 3M-47 Gibka là biến thể trang bị trên tàu chiến của tên lửa Igla-1M.
Cận cảnh pháo bắn siêu nhanh AK-630-M2 được trang bị trên tàu hộ tống lớp Buyan-M.
Đặc biệt, tàu hộ tống Project 21.361 được trang  bị hệ thống phóng thẳng đứng 14UKSK sử dụng tên lửa chống hạm siêu âm 3M-54 Klub với tầm bắn tới 300 km. Tàu được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu Pozitiv-ME1.2 với tầm phát hiện mục tiêu trên 150 km, cùng hệ thống điện tử hàng hải phụ trợ hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ đa dạng.
Tàu có chiều dài 75 mét, rộng 11 mét, mớn nước 2,5 mét, tải trọng đầy tải 949 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 2500 hải lý. Khả năng hoạt động liên tục 10 ngày trên biển, thủy thủ đoàn 52 người.
Chiếc tàu hộ tống Project 21.361 thứ năm được đặt tên là Serpukhov, trước đó 3 chiếc đã đi vào hoạt động thuộc Project 21.360. Tàu hộ tống Project 21.361 là một sự lựa chọn lý tưởng cho các hoạt động bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế ven biển. Loại tàu hộ tống này được đánh giá khá phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và phía Nga đã sẵn sàng cho xuất khẩu


.

Xem xe tăng và tên lửa phòng không Việt Nam tác chiến

Ngày 9/1, lớp tập huấn quân sự toàn quân năm 2013 đã tổ chức tham quan lữ đoàn xe tăng 201 (Binh chủng Tăng - Thiết giáp) và Đoàn tên lửa phòng không 64 (Sư đoàn phòng không 361, quân chủng PK-KQ) luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ).


Tại lữ đoàn 201, hơn 500 cán bộ tham dự lớp tập huấn đã được tham quan thứ tự hành động của tiểu đoàn 3 chuyển trạng thái SSCĐ từ thường xuyên lên cao; cơ động xe tăng đến khu vực sơ tán.
Buổi chiều cùng ngày, lớp tập huấn tham quan Đoàn tên lửa phòng không 64 luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ từ tăng cường lên cao; nạp đạn, thu hồi và ngụy trang khí tài, xếp đội hình, hạ mệnh lệnh hành quân.
Trực tiếp chỉ đạo hoạt động tham quan và luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ tại các đơn vị, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng ban tổ chức lớp tập huấn, đã ghi nhận sự cố gắng của các đơn vị trong chuẩn bị và thực hành luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ. Theo đồng chí Phó tổng tham mưu trưởng, việc luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra; đồng chí cũng nêu lên một số hạn chế trong quá trình luyện tập và yêu cầu các đơn vị rút kinh nghiệm, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung liên quan đến hoạt động chuyển trạng thái SSCĐ, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng SSCĐ của các đơn vị trong thời gian tới và những năm tiếp theo.
Một số hình ảnh trong luyện tập chuyển trạng thái SSCĐ tại các đơn vị:
Cán bộ dự tập huấn tham quan thứ tự hành động chuyển trạng thái SSCĐ từ thường xuyên lên cao ở lữ đoàn xe tăng 201.
Lắp bình điện cho xe tăng.
Cố định một cơ số nhỏ vật tư kỹ thuật trước khi hành quân.
Đội hình xe tăng hành quân cơ động ra khu sơ tán.
Đoàn trưởng Đoàn tên lửa phòng không 64, Trung tá Nguyễn Quốc Văn (người đứng) giao nhiệm vụ trong chuyển trạng thái SSCĐ cho các thành phần.
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn tên lửa phòng không 64 ngụy trang phương tiện, chuẩn bị hành quân.
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn tên lửa phòng không 64 thể hiện quyết tâm cao, sau khi nhận mệnh lệnh hành quân.
Clip đội hình xe tăng của lữ đoàn xe tăng 201 cơ động ra khu sơ tán.
                                                                                                       SƯU TẦM.

No comments:

Post a Comment