Ở ngoài trời chim gáy chỉ sống khoảng 5 – 6 năm, nuôi trong lồng chim gáy có thể sống tởi 30 năm. Tìm được con chim gáy là vô giá, quan trọng hàng đầu nuôi chim là phải có kỹ thuật chăm sóc, không đơn giản như nhốt gà. Nếu chăm không tốt, chim sẽ yếu dần rồi mắc bệnh mà chết thì uổng công. Chọn được chim hay mới là cơ bản, người chơi phải có nghệ thuật luyện chim mới đạt được ước mơ.
Đặc điểm của chim gáy là khi thấy nóc lồng thủng thì tìm đủ mọi cách chui ra và bay mất, không kể đã lâu năm hay quen người. Ngược lại, đáy lồng thủng chim không bao giờ chui đầu xuống mà bay ra. Vì vậy, người ta mới gán cho loài chim này có tính cách quân tử, không chịu cúi đầu.
Chọn chim:
Phần đầu: Trước tiên là xem cườm, vì cườm là biểu hiện phẩm chất chính của một con chim gáy, nhìn cườm biết được con chim gáy ấy dòng âm nào.
“Cườm vừng là thổ, bỏng nổ là kim”, tức là hạt cườm nhỏ và màu vàng như hạt vừng là giọng thổ quý nhất. Hạt cườm nhỉnh hơn chút ít và màu trắng như bỏng nổ là gọng kim. Đây là hai dòng chính, còn hai dòng trung gian là âm đồng và âm son thì cườm liên hoàn là quý hiếm thứ hai. Chiều rộng của cườm lớn trải từ gáy xuống vai lại gọn gàng, không tràn xuống lưng là quý hiếm thứ ba. Cườm đầy chồng chất lên nhau gọi là cườm rắc (như rắc hạt vừng) là quý hiếm thứ tư. Con nào có sợi chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt càng kéo dài càng tốt. Cần chọn con cổ cao, đầu nhỏ xanh, mỏ cong, đít xám. Con nào có mỏ đỏ là chim dữ, chọn làm chim mồi là tốt.
Phần mình: Chọn những con có hình bầu, giống như bắp chuối, giữa phình ra, hai đầu nhỏ lại, rắn chắc, ngực nở, mắt to, lồi, cườm sáng, chân to, đuôi dài, đầy lông. Hai cánh phải phủ mình mới hay, nếu hai cánh chéo còn hay hơn nữa.
Phần đuôi: Những con có đuôi dài và thon, gốc đuôi rộng, chót đuôi thon là chim tốt và khôn.
Chân: Nhìn chân chim phải thấp, có cạnh, có vẩy mốc lên, lông phủ kín đầu gối là chim hay, con nào có móng trắng là chim quý đặt biệt, nhân giống được chim này là hái ra tiền, khách thường tìm đến để mua chim non.
Tiếng chim: Trước hết, sự huyền diệu là nghe tiến gáy của nó, nhưng không phải con nào cũng giống con nào, mà là muôn hình muôn vẻ, người chọn phải dày công tìm kiếm, tuyển chọn. Phân biệt qua nghe âm thanh thì chim gáy có bốn giọng gáy khác nhau, trong đó có hai giọng cơ bản, âm thổ và âm kim.
Âm thổ: Là loại quý nhất, giọng trầm, đầm ấm, trong âm thổ có bốn âm khác nhau. Thổ đồng, âm trầm bầu, âm trầm mà ồm ồm, âm u như có âm bội do hiện tượng cộng hưởng tạo nên; thổ sấm, âm trầm mà rền vang như tiếng sấm; thổ dế, âm trầm mà rỉ rả, nì non như tiếng dế gáy.
Âm kim: Tiếng gáy thanh và cao vang xa, trong âm kim có người gọi là âm còi. Vậy cò ba loại khác nhau: kim pha son âm trong trẻo càng nghe càng vang xa như tiếng chuông rền; kim pha đồng – âm thấp hơn kim pha son, nhưng độ vang và ngân thì kéo dài hơn; kim pha thổ - âm có phần trầm hơn hai loại trên nhưng nghe vang xa.
Ta nghe kỹ số tiếng trong một nhịp gáy: chim gáy nhọn, hay bổ gáy. Gáy gọn chỉ có ba tiếng đơn giản cúc cù cu; gáy bổ từ cúc cù cu… cu, chỉ có thêm một tiếng “cu” ở đằng sau, ta nghe hay hơn. Hàng trăm con chim gáy may ra mới chọn được một con bổ tư.
Giai điệu gáy gồm có: chu, lèo, vấp…
Gáy chu: là gáy một mạch, chỉnh chu như một ca sỹ lão luyện, âm thanh vang lên đều đều yên bình như tiếng gió thổi qua ống tre.
Gáy vấp: trong mạch gáy có chỗ vấp ngắt quãng ngưng lại như một nốt lặng ngưng chậm chạp.
Gáy mở: nhịp gáy chậm chạp, tiếng nhẹ nhàng xa xa như lưu luyến.
Gáy lèo: thêm một tiếng “cu” thả nhẹ và thấp hơn một nhịp.
Gáy lái: đang gáy xuôi nhịp, bỗng gáy đảo ngược lại, gáy thừa tiếng, thêm một tiếng lạ bất kỳ vào giữa một nhịp gáy.
Gáy đủ: mỗi lần gáy, chim gáy đủ các phần trên đã nói.
Gáy đảo: gáy trình tự, từ hồi một đến hồi sáu, rồi lại gáy từ hồi sáu đến hồi một, cứ thế đảo đi đảo lại nhiều lần, thời gian gáy dài vài ba tiếng đồng hồ.
Tiếp theo nghe tiết tấu như nghe âm nhạc, đây là đỉnh cao siêu của một giọng gáy. Cụ Nguyễn Du có câu “Nghề chơi cũng lắm công phu”. Vì vậy ta nghe tiếng chim phải say sưa, thấy thú vị mới tận hưởng được cái hay của nó. Lúc gáy thần tốc như xung trận, lúc gáy khoan thai như chào đón khách; lúc gáy thiết tha da diết như cảnh biệt ly, lúc gù, lúc gáy dồn dập như vồ vập, mừng rỡ bất ngờ gặp lại người bạn thân.
Xin dẫn chứng một câu chuyện vui: Say mê chim gáy đồng quê, nhớ nhà, nhớ quê hương khi xa tổ quốc, một Việt Kiều từ Châu Âu về quê vào đúng trư hè gặt chiêm, nghe xa xa có tiếng chim gáy ở rặng tre đầu làng vọng lại. Ông dừng xe ngồi trên thảm cỏ say sưa lắng nghe chim gáy từng hồi và xúc động đến ràn rụa nước mắt. Kỳ lạ thay, nghe tiếng chim gáy buổi trưa hè sao huyền diệu đến thế, mơ màng quên cả mình đang ngồi ở đâu nữa… cái thú chơi và đam mê là thế đấy.
Chọn chim gáy ghép đẻ:
Màu sắc: Chọn được loại mã ngỗng, mã sáng, bất đắc dĩ mới dùng loại mã sẻ
Vóc dáng: Ngực nở, chân mảnh, thấp; mắt to, lồi; tiếng chim gáy phải to, pha thổ là tốt hơn.
Chim đực: Yêu cầu chim đực phải ơ thời kỳ khoẻ nhất, gáy mở mỏ to tối đa, biết xa cầu nhấp cánh, biết gáy dỗ mái…
Chim mái: Yêu cầu ở thời kỳ sung sức, gáy rất nhiều, gụ như gáy đực, có hiện tượng theo trống.
Chọn đôi gáy đối nhau: dù để ở đâu nghe tiếng gáy của nhau đều gáy đôi, gáy gọi, gáy dỗ, có biểu hiện theo nhau (như đi tìm hiểu). Khi ta để hai lồng gần nhau thì chim đực xa cầu nhấp cánh, chim mái ở lồng bên men đến rỉa mỏ đó là động tác ưng thuận có thể ghép được.
Cần chú ý thêm: Nhất thiết chim mái phải đẻ ra hai lần hai trứng mới ăn chắc là loại gáy biết đẻ. Trước khi đẻ chim mái rất hăng vì tức trứng và gáy gọi chim đực. Ta treo hai lồng gần nhau, một thời gian làm quen thấy quyến luyến nhau ta thả chim mái vào lồng đẻ trước, chuồng đẻ phải thoáng, tĩnh, nhưng phải gần người, tránh gió mùa đông, tránh nắng hướng tây, có mái che nắng mưa, tránh các công trình chăn nuôi khác, kích cỡ lồng 1,5m × 2m × 2m. Dưới nền trải cát phẳng, trong chuồng đặt cây tươi có cành bò ngang, hoặc cây khô cũng được để chim đậu, tiện bay nhảy lên xuống. Chuẩn bị ổ: đan rổ bằng tre, phải thưa thoáng.
Chú ý: Nuôi chim gáy đẻ không phải dễ, ổ phải đặt nơi kín đáo, không để lộ thiên, không được che bớt ánh sáng mặt trời ban ngày và ánh điện ban đêm. Tránh tiếng động làm chim sợ. Khi chim ấp, tránh người đi qua lại. Không được sờ tay lên trứng làm mất dấu ổ hoặc chuyển ổ chỗ khác. Đôi khi trống mái hay xung đột quậy phá để chim ấp không yên tâm, trứng sẽ bị ung, chim bỏ ấp là hỏng.
Chim đẻ từ hai đến ba ngày được hai trứng, ấp trong mười bốn đến mười lăm ngày là nở hết. Chu kỳ chim đẻ từ ba mươi lăm đến bốn mươi ngày một lứa. Quy luật chúng thay nhau ấp, chim đực ấptừ khoảng chín giờ sáng đến ba giờ chiều, chim mái thay từ ba giờ chiều đến chín giờ sáng hôm sau. Cũng có thể sẽ dịch chút ít thời gian, có khi chim đực ấp nhiều hơn, có khi chim mái ấp nhiều hơn.
Chăm sóc gáy non:
Chim non nở từ 4 – 5 ngày thì kiểm tra ổ xem có sâu bọ dưới đáy ổ không, nếu có thì khắc phục ngay. Gáy non được mười ngày thì bắt ra nuôi bộ để quen với người. Cho gáy non ăn gạo xay, lạc, vừng, cám tổng hợp. Nhai mớm cho chim ngày hai đến ba lần và cho uống nước sạch, thiếu nước chim sẽ yếu dần và lử đi, khi chim non biết mổ, ngày cho ăn thêm một lần, cần để gáy con tự mổ thức ăn, thường uyên kiểm tra khi nào ăn mạnh thì không phải bón nữa.
Phòng chữa bệnh:
Phòng bệnh: Vào các giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, thường phát sinh bệnh tật lây lan, cần cho uống phòng các bệnh thông thường như gia cầm vậy. Phương pháp chủ yếu là cho thuốc vào nước uống hàng ngày của chim, mỗi đợt cho uống phòng từ hai đến ba ngày, liều lượng theo hướng dẫn của bao bì thuốc.
Chữa bệnh: Chim bị đau mắt, nhìn thấy ướt bẩn ở hai vai và mi mắt to ra là hiện tượng đau mắt. Cách chữa: rữa mắt bằng nước muối loãng và tra thuốc mỡ đau mắt của người, mỗi ngày cho ăn hai đến ba quả ớt chỉ thiên là bệnh giảm và khỏi.
Bệnh chim gáy bị đi ỉa: Cho chim ăn nhìn thấy phân lỏng, nhiều nước xanh đỏ có mùi hôi đó là bệnh đường ruột, cần chữa sớm sẽ mau khỏi. Dùng thuốc Hupabolocxin kháng sinh tổng hợp chữa gia cầm. Liều lượng dùng từ thấp đến cao, nếu quá liều hướng dẫn sẽ chết ngay (xem kỹ hướng dẫn ở bao bì vỏ thuốc).
Cách nuôi chim cu gáy non
Với kinh nghiệm nuôi chim cu gáy cũng được khoảng 7 năm em xin chia sẻ với các bác thích nuôi chú cuc cu.
ngày trước ở quê em thường bắt tổ cu gáy khi các chú ấy được khoảng 2-3 ngày tuổi vì nuôi các chú ấy từ nhỏ thì các chú ấy mới quen người mà.
- Việc đầu tiên khi bát các chú cu non ấy là bược chuẩn bị ổ cho các chú ấy, các chú ấy còn non nên phải có hệ thống sưởi ấm, thường thì em sử dụng bóng 6v wa máy nạp dèn pin 6v để sửoi ấm cho các chú ấy,mà điều quan trọng là không thể tách riêng hai chú chim non đáng iu đó vì chúng cần có hơi của nhau va sưởi ấm cho nhau mà, cung giống nhu chúng ta nếu nàm nhiều người thì sẽ ấm hơn vào mùa đông mà,
- Tiếp theo là công việc chuẩn bj thức ăn , các chú ấy còn non nên không thể cho các chú ấy ăn cám cò hay gạo.Em thường cho các chú ây sơi vừng và lạc, hai món này đà chất dinh dưỡng mà, đặc biệt vừng chống liệt chân nói các bác đừng bảo em là bẩn nhá, em phải nhai vừng và lạc nhiễn rùi cho các chú ấy vào miệng mà mới cho các chú ấy , các chú ấy tha hồ mà hưởng thụ món ăn khoái khẩu,
-Ổ các chú ấy cũng phai thiết kế giông như ổ của bố mẹ chúng, tốt nhất là phải để làm sao khi phân các chú ấy phải lọt qua ổ, để tránh phân dính chân như thế các chú ấy sẽ bị lệt chân,
- khi các chú ấy phụt lông tỏe thì các bác chuyển xang cho ăn cám mà vẫn dubngf cho các loại chim khác ăn, mà các bác phải nhớ phải chộn lẫn vừng với cám nhá , các bác viên cãm thành nhũng hạt như hạt ngô ròi đút cho các chú ấy , đút cho các chu ấy sơi no thi phải cho các chú ấy uống nước nhá,
- các chú ấy đã chập chọe biết mổ thì cũng thi thoảng đút cám cho các chú ấy nhá vì các chú ấy tự ăn cũng chẳng được nhiều đầu.
_ trong quá trình cho các chú ăn bổ xung khi các chú ấy chập chọe biết mổ thì các bác nhớ cho thêm một ít thóc vào cám nhá, mục đích để cho các chú wen ăn thóc mà.
- việc chăm sóc các chú cúc cu non cần nhiều tâm huyết lắm, khi chúng ta iu thương chăm sóc chúng thí các chú ấy cũng rất thân thiện vơi chúng ta mà.
Các cụ ngày xưa bảo là cu gáy la rất bạc bẽo vì khi xổng chuồng thì không bao giờ quay lạ nhưng vơi em thì khác hoàn toàn, em thả các chú ấy nhưng các chú lại quay lại mà
Một điều em muốn nói với các bác là khi chúng ta quan tâm, tâm huyết chăm sóc các chú ấy thì các chú ấy cũng thân thiệt với chúng ta.
Chim cu gáy
MÔ TẢ
Cu gáy ( Streptopelia chinensis tigrina) là loài chim cỡ trung bình có trọng lượng từ 180 đến 200 g. Con đực và con cái có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Thời kì sinh sản ở con đực vòng này nổi lên rất rõ người ta gọi là cườm. Lưng và mặt trên cánh lông mà xám hung nhạt
, ngực và bụng xám phớt hung. Mặt dưới đuôi có mút lông đuôi màu trắng. Mỏ đen, mắt màu vàng cam hay nâu đỏ, giò đổ tím.
PHÂN BỐ
- Trên thế giới, cu gáy phân bố ở Trung Quốc ( Đông Nam Vân Nam và toàn bộ Đông Nam Trung Quốc), LÀo, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Xumaka và Việt Nam.
- Ở Việt Nam, cu gáy phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi, một số tỉnh vùng đồgn bằng và ven biển của nước ta không xa nơi trồng trọt.
NƠI SỐNG VÀ SINH THÁI
Cu gáy là chim định cư, đi thành đàn 5 đến 15 con và có khi nhiều hơn nữa, quanh năm không đi xa vùng làm tổ của mình. Chúng thường ở các dải rừng cây bụi, rừng thứ sinh ven đồng ruộng, rừng nương rẫy và các bụi cây, bụi tre quanh vườn làng và cả trong thành phố. Không gặp cu gáy trong rừng sâu.
SINH HỌC
- Thức ăn: Thức ăn chính của cu gáy là các loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và hạt các cây lương thực như lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,... khoai lang, sắn. ngoài ra chúng cũng thích ăn quả đa. Nhiều khi trong diều và dạ dạy còn thấy mối, ấu trùng côn trùng và ruồi nhặng.
- Sinh sản: Tới tháng 2 hàng năm, con đực tách khỏi đàn và cùng với con cái ghép thành từng đôi. Con đực, con cái theo nhau đi tìm nới làm tổ. Suốt thời gian ghép đôi con đực gáy rất nhiều. Con đực và con cái cùng hợp lực xây tổ. Tổ cu gáy xây rất đơn giản, đặt ở các chạc cây kín đáo như cây duối, bụi tre, cây vải, nhãn, găng,...Tổ chỉ là những đoạn thân cỏ khô hay các cành que nhỏ đan lại thưa thớt đủ để trứng khỏi rơi loạt qua.
Mỗi lứa cu gáy đẻ 2 trừng, vỏ trừng màu trắng ngà. Kích thước trung bình của 15 quả là ( 27,6 x 21,8 mm). Cả chim đực và chim mái cùng hợp lực tham gia ấp trừng. Chim đực thường tham gia ấp trứng vào buổi trưa và chiều. Có khi đang ấp, chim đực vẫn gáy. Thời kì sắp nở, con mái ấp thường xuyên hơn. Cu gáy con mới nở được nuôi bằng dịch "sữa" tiết ra từ diều bố mẹ giống như bồ câu nhà. Sau một tuần lễ chim non được nuôi giảm trọng lượng và tăng phần thức ăn bằng gạo, ngô, đậu, côn trùng.
Cu gáy con mới nở còn yếu ớt và trải qua thời gian chim bố mẹ chăm sóc , khoảng 2 tháng mới có đủ khả năng bay khỏi tổ đi kiếm ăn cùng bố mẹ.
- Tình trạng hiện nay của đàn chim gáy trong tự nhiên:
Nhìn chung chim cu gáy rất phổ biến ở nước ta, nhưng do mức độ săn bắn ở các địa phương mà số lượng của chúng nhiều ít khác nhau. Nhiều vùng ở Tây Bắc, Đông Bắc nước ta như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... và một số vùng thuộc Bắc và Trung Bộ do săn bắt bừa bãi nên số lượng cu gáy nhiều nơi đã bị giảm nhiều.
- Giá trị:
Cu gáy là đối tượng săn bắn phổ biến của nhân dân nhiều địa phương trong nước. Thịt cu gáy ngon, có thể làm món ăn đặc sản trong các nhà hàng ăn uống. Một con cu gáy thịt bán tự do ngoài chợ có giá từ 8 - 10.000 VNĐ.( Nguy hiểm quá phải không các bác, kiểu này thì đời sau con cháu chúng ta không có chim gáy mà chơi mất)
- Biện pháp bảo vệ:
Tuy số lượng chúng nhiều, nhưng do khai thác bừa bãi nên số lượng của chúng đã giảm đi nhanh chóng, thậm chí có nơi trở thành hiếm. Do vậy, chúng ta cần có kế hoạch khai thác và bảo vệ hợp lí để số lượng chúng hồi phục nhanh chóng, biến chúng thành đối tượng săn bắn thể thao, du lịch và là đối tượng có thể xuất khẩu. (!)
- Quá trình nuôi:
Nhiều địa phương, nhân dân ta vẫn le tẻ nuôi để nghe tiếng gáy và chơi trò chọi chim nhằm mục đích giải trí. Cu gáy nuôi dễ dàng. Thức ăn chủ yếu là thóc, ngô, các loại đậu,...Chúng ta có thể tiến hành nuôi đại trà chim gáy.
SƯU TẦM.
Nuôi chim Gáy (cu Gáy) là một thú vui có từ lâu đời. Để có một con chim Gáy hay, người nuôi phải tuyển chọn công phu, vì âm sắc của chim Gáy rất đa dạng; mỗi âm sắc có cái hay riêng, tuỳ theo sự thưởng thức của người chơi. Nuôi chim Gáy khá công phu...
Thường người mới chơi chim Gáy không chú ý tới âm sắc của chim mà chỉ chọn con thấy khách là gụ. Những con chim này thường được nuôi từ chim non nên chóng thuần, nhưng tiếng gù rất đơn điệu. Nhưng "thợ" chơi Gáy thì khác, họ chỉ chú trọng âm sắc của chim.Chim Gáy có giọng thổ đồng, thổ gầm, thổ dền bao giờ cũng cao giá hơn. Khi chọn được con có âm sắc vừa ý, họ còn theo dõi xem lúc Gáy tiết tấu ra sao? Có con Gáy đảo liên hồi (lúc bổ hai, bổ ba, tư và lại từ cao xuống thấp...). Ngoài ra còn phải chọn con chim Gáy có hình dáng như mỏ giang, cườm dày, đầu xanh, phao xám, thân hình bắp bi... như thế mới là chim Gáy chuẩn.
Người nuôi chim Gáy thường bẫy chim đã trưởng thành về nuôi, nhưng loại này thường lâu thuần. Cũng có thể bắt chim non nuôi để dễ thuần phục, nhưng chim non không bao giờ há miệng đòi ăn, nên người nuôi phải ngâm gạo, đỗ cho vào túi nhỏ khoét một lỗ để chim non rúc ăn. Chim Gáy rất khó phân biệt trống mái, chim đã trưởng thành càng khó phân biệt (bởi chúng đều gáy và gụ nhau), hình thức bên ngoài cũng giống nhau, chỉ khi nào chim mái đẻ trứng mới biết.
Chim Gáy thường được nuôi bằng lồng hình quả đào, thoạt trông có vẻ đơn sơ, nhưng càng trông càng đẹp. Thân lồng nửa dưới to, trên nhỏ, diện tích chỉ đủ để chim Gáy xoay. Nuôi loại lồng này chim chóng thuần mà tiện xách đi xách lại. Theo những người nuôi chim lâu năm thì chim Gáy không ưa lồng rộng, trông không hợp mà chim thường hay giật mình nhảy toác đầu, lâu thuần.
Bẫy cu gáy
Chim cu gáy sống từng đôi, một trống một mái theo chế độ "đơn thê", gắn bó chung thủy. Chúng đi ăn từng đàn, có lãnh thổ riêng, có một con trống có dáng hình đẹp đẽ, có tiếng gáy tuyệt vời. Có lẽ nó là con chim lãnh chúa. Khi vùng lãnh thổ riêng bị xâm phạm, tất đưa đến "đấu khẩu" rồi "ác chiến" giữa chủ nhà và kẻ xâm lăng. Người đi đánh bẫy để bắt chim cu gáy (gọi tắt là đi đánh cu) lợi dụng đặc điểm này để bẫy chim cu gáy.
Cách bẫy chim cu
Chọn địa điểm thích hợp - Địa điểm thích hợp nhất là một góc nào đó ở các nương rẫy trồng các loại đậu, mè, hàng rào có cây cối để treo lồng mồi thượng, có bụi tương đối rậm để người đi đánh bẫy cu có thể ẩn núp kín đáo (vì chim cu hoang rất sợ bóng người) nhưng có thể quan sát chiến trường.
Nghi trang mồi thượng với cành lá cây. Treo lồng mồi thượng trên cây trước một nhánh cây gọi là "nhánh thế", vừa tầm với cửa lồng để cho chim hoang đến đậu có được tư thế thích hợp mà đấu gáy với chim mồi. Đậu ở nhánh thế, chim hoang có thể nhìn xuống đất và trông thấy chim mồi đất.
Gài chiếc lưới đất, thả con mồi đất đã nhíp kín mắt cho đi lui đi tới để nhử. Người đi đánh cu vào chỗ ẩn núp.
Các giai đoạn từ khi chim mồi thượng cất tiếng gáy cho đến khi chim hoang sập bẫy và bị bắt.
- Chim mồi thượng cất tiếng gáy. Nếu đợi một lúc lâu chưa nghe nó gáy, người đi đánh cu huýt gió để giục nó gáy.
- Con chim hoang, lãnh chúa của vùng lãnh thổ này đang nghỉ ngơi ở một nơi nào đó đột nhiên nghe tiếng gáy của chim lạ. Biết lãnh thổ riêng của mình đang bị xâm phạm, nó liền bay về, đậu ở một cây nào đó, nghểnh tai nghe ngóng. Khi biết được vị trí của kẻ xâm lăng, nó phóng đến nhánh thế. Mồi thượng trông thấy liền cất tiếng gáy thách thức, vừa gáy vừa xoay mình như con vụ. Chim hoang lãnh chúa cũng không phải tay vừa, nó xòe hai cánh ra, xù cườm, gục gặc đầu, nóng nảy, vừa chạy tới chạy lui trên nhánh thế vừa gáy liên hồi. Hai con đấu gáy sôi nổi, không con nào chịu thua con nào.
- Đến đây có thể xảy ra mấy trường hợp sau đây:
a. Con chim hoang tức tối nhảy vào lồng để ác chiến với kẻ thù. Vừa nhảy vào, bẫy liền sập và người đánh cu nhào ra để bắt. Đó là trường hợp dễ.
b. Nhưng thường thường, người đi đánh cu gặp trường hợp khó hơn nhiều vì con chim lãnh chúa đã mấy lần dợm nhảy nhưng rồi lại thôi. Nó là con chim khôn, nó bay đi. Chim mồi thượng im tiếng.
c. Có trường hợp con chim khôn ấy không bay đi mà lao xuống đất, nhìn chim mồi đất rồi đi vòng quanh ở ngoài triêng lưới đất. Nó khôn lắm, rất cảnh giác với những gì lạ quanh mình.
d. Có trường hợp con chim lãnh chúa bay đi vì cảnh giác, nhưng khi nghe chim mồi lại cất tiếng gáy, vì tức tối nó lại bay về, hai con lại đấu gáy rồi chim hoang có lẽ tức tối quá, trong phút chốc mất hết cảnh giác, nó lao vào cửa lồng, chiếc bẫy sập và nó vùng vẫy cũng không thoát ra được.
Như trên đã trình bày, muốn bắt được con chim hay, người đi đánh cu phải chịu khó kiên nhẫn, có khi phải mất cả ngày mới có kết quả. Còn gặp những con chim tầm thường, không có gì đặc biệt thì với một lưới đất, một ngày có thể bắt được năm bảy con là chuyện dễ dàng.
Chim mồi và lồng bẫy
Đi đánh cu phải có chim mồi và chiếc lồng đặc biệt gọi là lồng bẫy sập. Chim mồi
Chim mồi là chim rừng ta đã đánh bắt được, nuôi lâu ngày thành quen, hết sợ bóng người, gáy tự nhiên như khi còn hoang dã. Chim mồi phải gáy hay, gáy càng hay càng được đánh giá cao vì sẽ rất đắc lực lúc đem đi "đánh" chim hoang. Người ta lại còn phân biệt mồi "lỡ" và mồi "giỏi". Mồi "lỡ" là thứ mới đem đi đánh một vài lần. Mồi "giỏi" hay còn gọi là mồi "chai" là thứ đã đi đánh nhiều lần, đã có bản lĩnh và quen trận mạc!
Thường người mới chơi chim Gáy không chú ý tới âm sắc của chim mà chỉ chọn con thấy khách là gụ. Những con chim này thường được nuôi từ chim non nên chóng thuần, nhưng tiếng gù rất đơn điệu. Nhưng "thợ" chơi Gáy thì khác, họ chỉ chú trọng âm sắc của chim.Chim Gáy có giọng thổ đồng, thổ gầm, thổ dền bao giờ cũng cao giá hơn. Khi chọn được con có âm sắc vừa ý, họ còn theo dõi xem lúc Gáy tiết tấu ra sao? Có con Gáy đảo liên hồi (lúc bổ hai, bổ ba, tư và lại từ cao xuống thấp...). Ngoài ra còn phải chọn con chim Gáy có hình dáng như mỏ giang, cườm dày, đầu xanh, phao xám, thân hình bắp bi... như thế mới là chim Gáy chuẩn.
Người nuôi chim Gáy thường bẫy chim đã trưởng thành về nuôi, nhưng loại này thường lâu thuần. Cũng có thể bắt chim non nuôi để dễ thuần phục, nhưng chim non không bao giờ há miệng đòi ăn, nên người nuôi phải ngâm gạo, đỗ cho vào túi nhỏ khoét một lỗ để chim non rúc ăn. Chim Gáy rất khó phân biệt trống mái, chim đã trưởng thành càng khó phân biệt (bởi chúng đều gáy và gụ nhau), hình thức bên ngoài cũng giống nhau, chỉ khi nào chim mái đẻ trứng mới biết.
Chim Gáy thường được nuôi bằng lồng hình quả đào, thoạt trông có vẻ đơn sơ, nhưng càng trông càng đẹp. Thân lồng nửa dưới to, trên nhỏ, diện tích chỉ đủ để chim Gáy xoay. Nuôi loại lồng này chim chóng thuần mà tiện xách đi xách lại. Theo những người nuôi chim lâu năm thì chim Gáy không ưa lồng rộng, trông không hợp mà chim thường hay giật mình nhảy toác đầu, lâu thuần.
Bẫy cu gáy
Chim cu gáy sống từng đôi, một trống một mái theo chế độ "đơn thê", gắn bó chung thủy. Chúng đi ăn từng đàn, có lãnh thổ riêng, có một con trống có dáng hình đẹp đẽ, có tiếng gáy tuyệt vời. Có lẽ nó là con chim lãnh chúa. Khi vùng lãnh thổ riêng bị xâm phạm, tất đưa đến "đấu khẩu" rồi "ác chiến" giữa chủ nhà và kẻ xâm lăng. Người đi đánh bẫy để bắt chim cu gáy (gọi tắt là đi đánh cu) lợi dụng đặc điểm này để bẫy chim cu gáy.
Cách bẫy chim cu
Chọn địa điểm thích hợp - Địa điểm thích hợp nhất là một góc nào đó ở các nương rẫy trồng các loại đậu, mè, hàng rào có cây cối để treo lồng mồi thượng, có bụi tương đối rậm để người đi đánh bẫy cu có thể ẩn núp kín đáo (vì chim cu hoang rất sợ bóng người) nhưng có thể quan sát chiến trường.
Nghi trang mồi thượng với cành lá cây. Treo lồng mồi thượng trên cây trước một nhánh cây gọi là "nhánh thế", vừa tầm với cửa lồng để cho chim hoang đến đậu có được tư thế thích hợp mà đấu gáy với chim mồi. Đậu ở nhánh thế, chim hoang có thể nhìn xuống đất và trông thấy chim mồi đất.
Gài chiếc lưới đất, thả con mồi đất đã nhíp kín mắt cho đi lui đi tới để nhử. Người đi đánh cu vào chỗ ẩn núp.
Các giai đoạn từ khi chim mồi thượng cất tiếng gáy cho đến khi chim hoang sập bẫy và bị bắt.
- Chim mồi thượng cất tiếng gáy. Nếu đợi một lúc lâu chưa nghe nó gáy, người đi đánh cu huýt gió để giục nó gáy.
- Con chim hoang, lãnh chúa của vùng lãnh thổ này đang nghỉ ngơi ở một nơi nào đó đột nhiên nghe tiếng gáy của chim lạ. Biết lãnh thổ riêng của mình đang bị xâm phạm, nó liền bay về, đậu ở một cây nào đó, nghểnh tai nghe ngóng. Khi biết được vị trí của kẻ xâm lăng, nó phóng đến nhánh thế. Mồi thượng trông thấy liền cất tiếng gáy thách thức, vừa gáy vừa xoay mình như con vụ. Chim hoang lãnh chúa cũng không phải tay vừa, nó xòe hai cánh ra, xù cườm, gục gặc đầu, nóng nảy, vừa chạy tới chạy lui trên nhánh thế vừa gáy liên hồi. Hai con đấu gáy sôi nổi, không con nào chịu thua con nào.
- Đến đây có thể xảy ra mấy trường hợp sau đây:
a. Con chim hoang tức tối nhảy vào lồng để ác chiến với kẻ thù. Vừa nhảy vào, bẫy liền sập và người đánh cu nhào ra để bắt. Đó là trường hợp dễ.
b. Nhưng thường thường, người đi đánh cu gặp trường hợp khó hơn nhiều vì con chim lãnh chúa đã mấy lần dợm nhảy nhưng rồi lại thôi. Nó là con chim khôn, nó bay đi. Chim mồi thượng im tiếng.
c. Có trường hợp con chim khôn ấy không bay đi mà lao xuống đất, nhìn chim mồi đất rồi đi vòng quanh ở ngoài triêng lưới đất. Nó khôn lắm, rất cảnh giác với những gì lạ quanh mình.
d. Có trường hợp con chim lãnh chúa bay đi vì cảnh giác, nhưng khi nghe chim mồi lại cất tiếng gáy, vì tức tối nó lại bay về, hai con lại đấu gáy rồi chim hoang có lẽ tức tối quá, trong phút chốc mất hết cảnh giác, nó lao vào cửa lồng, chiếc bẫy sập và nó vùng vẫy cũng không thoát ra được.
Như trên đã trình bày, muốn bắt được con chim hay, người đi đánh cu phải chịu khó kiên nhẫn, có khi phải mất cả ngày mới có kết quả. Còn gặp những con chim tầm thường, không có gì đặc biệt thì với một lưới đất, một ngày có thể bắt được năm bảy con là chuyện dễ dàng.
Chim mồi và lồng bẫy
Đi đánh cu phải có chim mồi và chiếc lồng đặc biệt gọi là lồng bẫy sập. Chim mồi
Chim mồi là chim rừng ta đã đánh bắt được, nuôi lâu ngày thành quen, hết sợ bóng người, gáy tự nhiên như khi còn hoang dã. Chim mồi phải gáy hay, gáy càng hay càng được đánh giá cao vì sẽ rất đắc lực lúc đem đi "đánh" chim hoang. Người ta lại còn phân biệt mồi "lỡ" và mồi "giỏi". Mồi "lỡ" là thứ mới đem đi đánh một vài lần. Mồi "giỏi" hay còn gọi là mồi "chai" là thứ đã đi đánh nhiều lần, đã có bản lĩnh và quen trận mạc!
No comments:
Post a Comment