Qua ống kính của Đoàn Công Tính, chiến tranh là tội ác thảm khốc mang lại đau thương cho con người nhưng nó không thể giết chết niềm tin yêu cuộc sống, tin vào thắng lợi của chính nghĩa.
Theo VTC.
Nhiếp ảnh gia, cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính sinh năm 1943, quê ở Nam Định. Ông nhập ngũ năm 19 tuổi (1962) khi đang học lớp 9. Say mê nhiếp ảnh, ông vừa tham gia quân ngũ vừa cộng tác cho báo Quân đội nhân dân và sau đó được nhận vào làm việc, trở thành phóng viên chiến trường năm 1969.
Vào thời điểm chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt nhất, ông đã băng qua lửa đạn có mặt tại các chiến trường Quảng Trị, Hà Nội, Đường 9 - Nam Lào… ghi lại cuộc đấu tranh gian khổ của quân và dân ta.
Nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính (trái) thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh cùng cựu phóng viên chiến trường Nick Út tháng 4 vừa qua |
Ông đã đoạt nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước như Huy chương Vàng của Tổ chức quốc tế các nhà báo O.J.C, Giải thưởng ACCU (Châu Á - Thái Bình Dương), Giải nhất của Hội Nhà báo Việt Nam năm 1973…
Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính, chiến tranh là tội ác thảm khốc mang lại đau thương cho con người nhưng nó không thể giết chết niềm tin yêu cuộc sống, tin vào thắng lợi của chính nghĩa. Ông đã tập hợp bộ ảnh gồm 16 tấm được ông yêu thích nhất để giới thiệu với bạn bè quốc tế và trong nước. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Quảng Trị và 37 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả bộ ảnh Chiến tranh Việt Nam do tác giả cung cấp:
Vượt thác băng ghềnh, 1970 |
Trên đường hành quân |
Đồng bào các dân tộc thiểu số phục vụ chiến dịch lớn (Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 1971) |
Xe tăng của ta bị trúng mìn, các chiến sĩ dũng cảm vượt lên truy kích địch (Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 1971) |
Trên đồi không tên (Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 1971) |
Niềm vui từ quê nhà (Trường Sơn, tháng 3/1972) |
Đánh chiếm căn cứ Đầu Mầu (Quảng Trị, ngày 31/3/1972) - Giải thưởng lớn cùng Huy chương vàng của tổ chức O.J.C |
Tình đồng đội (giữa bom B52 rải thảm ở Quảng Trị, 1970) |
Cứu chữa cho tù binh địch (căn cứ Đầu Mầu – 31/3/1972) |
Chiến tranh – Nỗi đau của con người |
Trận đánh trước Thành cổ Quảng Trị, 1972 |
Nụ cười chiến thắng dưới chân Thành cổ Quảng Trị, 1972 |
Nắng dưới lòng đất (Thành cổ Quảng Trị, 1972) |
Cha con ông già ngư dân Quảng Trị không quản nguy hiểm ngày đêm đưa bộ đội vào Thành cổ chiến đấu, 1972 |
Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, 1972 |
Nụ cười thầm (tay súng dân quân ngoại thành Hà Nội hạ máy bay Mỹ, 1972) |
No comments:
Post a Comment