Saturday, January 26, 2013

KINH NGHIỆM NUÔI VẸT.






Đĩa đựng thức ăn nên được rửa sạch hàng ngày bằng nước xà phòng (nước rửa chén). Không nên để bất cứ loại thực phẩm nào trong lồng quá 24 giờ, hậu quả của phân chim hoặc thực phẩm tồn động như vậy khá nghiêm trọng.

Trong việc chăm sóc sức khỏe của chim, một chế độ ăn uống cân bằng dựa trên những lời khuyên về dinh dưỡng có cơ sở là điều vô cùng quan trọng. Chế độ ăn uống hợp lý của vẹt ngay từ lúc đầu có thể ngăn ngừa một số rắc rối về sức khỏe cũng như hành vi kỳ quặc của nó. Đó là điều mà bạn sẽ muốn làm vì chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và chết yểu của những chú chim thân yêu.

Những sự khác nhau trong chế độ ăn uống của các loài chim
Khi cho chim ăn, chúng ta phải nhận ra rằng những loài chim mà chúng ta đang nuôi để bầu bạn, làm kiểng không phải lúc nào cũng có nhu cầu ăn uống giống nhau. Những con chim hoang dã trong thiên nhiên cũng như những chú chim chúng ta nuôi để bầu bạn đều như vậy. Thức ăn của họa mi khác với thức ăn cho chim sáo, chim ruồi.
Nhìn chung, loài vẹt có thể được phân loại dựa theo chế độ ăn uống thông thường của chúng. Hầu hết thức ăn chính của những thành viên trong gia đình họ vẹt là từ cây hoa, tức là khẩu phần chính trong bữa ăn của chúng là từ cây. Có một số loài vẹt ăn tạp, chúng vừa ăn cả xác thực vật và động vật. Bảng phân loại dưới đây cho bạn thấy khái quát về thức ăn của một số loài vẹt:




Chế độ ăn uống theo công thức
Những thực phẩm phù hợp với công thức thì luôn só sẵn từ những nhà sản xuất, những cửa hàng chuyên bán các loại thực phẩm dành cho thú vật cưng và những nhà thú y đáng tin cậy
Thực phẩm là sự pha trộn của các loại ngũ cốc, hạt, rau cải, trái cây, và các loại protein khác nhau cũng như bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất. Các thành phần này được pha trộn lại và sau đó được nung lên. Loại thức ăn theo công thức như thế này có thê ở dạng viên, từng mảnh vụn hoặc dạng cục. Không như thực phẩm loại hạt được trộn lẫn, chim không thể ăn phải những thức ăn có thành phần nằm ngòai chế độ ăn đã qui định, do đó sự thiếu cân bằng trong dinh dưỡng ít có khả năng xảy ra hơn.
Vì có nhiều loại thực phẩm trên thị trường như vậy nên phải chắc rằng bạn lựa chọn thức ăn phù hợp cho chim bạn đang nuôi. Một số thực phẩm có mức độ béo cao hơn dành cho các loài chim có nhu cầu calo cao hơn như các loài vẹt đuôi dài và chim sẽ vàng. Một số thực phẩm cũng cấp ít chât béo hơn nhưng nhiều protein hơn để cung cấp dinh dưỡng cho chim như các loại vẹt hoặc các loài vẹt vùng Amazon. Phải nhận biết rằng một số loài như vẹt có màu xanh tím có nhu cầu ăn uống đặc trưng nên cần thức ăn đặc biệt.
Đối với hầu hết nhiều loài, thức ăn dạng viên chiếm khoảng từ 65 -80% trong cơ cấu bữa ăn, rau cải chiếm 15-30% và còn lại là dạng hạt hoặc trái cây.



Rau cải và trái cây
Rau cải cung cấp tốt các nguồn vitamin, khoáng chất và cacbon hydro và nên chiếm từ 15-30% trong bữa ăn. Trái cây cung cấp nhiều đường và hơi ẩm nên chiếm khoảng 5%. Cung cấp cho chim những loại thực phẩm với các loại rau cải và trái cây đa dạng là điều cần làm. Bảng danh sách sau đây liệt kê nhiều sự lựa chọn về các loại rau trái cho vẹt:
Hãy rửa sạch các loại rau cải và trái cây trước khi cho ăn. Bỏ hết những vết lõm và các hạt ở trong trái cây. Số còn lại chưa được ăn hết nên được dọn sạch sẽ hàng ngày để không bị dơ, hôi thối. Vì rau cải và trái cây chứa nhiều nước nên lượng nước tiểu của phân chim sẽ nhiều hơn.
Thêm vào sự đa dạng để tăng sự hấp dẫn của món ăn
Chim quyết định ăn thứ gì bằng mắt, hình dáng và vị ngon của thực phẩm. Nếu cho chim ăn nhiều loại rau cải và trái cây sẽ cung cấp cho chim khẩu phần ăn phù hợp. Hãy để những thức ăn theo cách tự nhiên và sáng tạo khi chuẩn bị bữa ăn cho chim. Treo thức ăn trên nóc lồng chim hoặc xung quanh, kết chuỗi thức ăn lại và đưa vào trong những cái thanh(khe hở) của lồng hoặc chèn thức ăn vào trong những đồ chơi. Ví dụ, đối với chim lớn, cho ăn lõi ngô(cứng) hơn là phần mềm để ở dĩa. Điều này sẽ làm cho chim cảm thấy hứng thú cũng như kích thích hệ thần kinh và làm cho nó linh hoạt hơn.
Hãy chuyển hướng ăn của chim trong những bữa ăn chủ yếu là hạt
Tập cho con chim nhỏ ăn nhiều loại thức ăn thì dễ hơn nhiều so với chim lớn hơn. Phải cố gắng thay đổi thói quen ăn uống của một con chim có chế độ ăn uống không tốt cho sức khỏe có khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe hơn. Khi chuyển hướng ăn như thế này, bạn có thể thấy sự thay đổi này trong phân chim, nó sẽ có nhiều sắc màu và có màu nhạt hơn. Nếu bạn thấy chỉ một ít phân chim sẫm màu, hãy liên lạc vói thú y, điều đó có nghĩa rằng chim không ăn nhiều và nên được điều chỉnh chậm hơn để chim có thể thích nghi.
Chim không ăn thức ăn dạng hạt
Khẩu phần cho những loài vẹt không ăn hạt như Vẹt Lorikeet ở Mã Lai, vẹt Lori ở Ấn Độ, Úc chủ yếu gồm có công thức đã được chuẩn bị chung. Một số có thể được cho ăn khô hoặc ẩm, số khác cần được hòa tan thành dung dịch và cho ăn theo kiểu mật hoa. Mật hoa cần phải được thay thế một ngày vài lần, cứ 4 giờ một lần trong thời tiết nóng.
Bữa ăn nên có thêm một số trái cây như táo, lựu, đu đủ, nho, dưa đỏ, dứa, quả sung và kiwi. Phấn hoa, lõi ngô và một ít hoa như hoa păngxê, sen cạn, hoa hồng, dâm bụt, cúc vạn thọ và bồ công anh (TQ). Hãy tham khảo thú y chuyên về chim để có số lượng phù hợp.



Chất bổ sung
Đối với hầu hết nhưng con chim đã lớn, chất bổ sung không cần thiết và chỉ cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Những thức ăn theo công thức có sẵn trên thị trường cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoán chất cho chim rồi. Việc sử dụng thêm chất bổ sung có thể dẫn đến quá liều lượng vitamin.
Thực phẩm cần tránh
Một số thực phẩm không có trong danh sách cho ăn. Chúng bao gồm:
● Thực phẩm có nhiều chất béo (khoai tây chiên, bánh rán…)
● Lê tàu (guacamole)
● Sô cô la
● Rượu hoặc cafêin
● Hốc trái cây
● Quả hồng vàng
● Muối trong khi ăn
● Hành củ
● Hạt táo
● Các loại nấm.
Phương pháp cho ăn
Những loài chim hoang dã thường phải mất 1/3 thời gian để tìm thức ăn. Đơn giản để thức ăn trong dĩa sẽ đồng nghĩa với việc cướp đi của chúng sự kích thích ăn uống và động thái tìm kiếm. Việc sử dụng những đồ chơi có chứa thức ăn và những phương pháp khác để làm phấn chấn mỗi khi chúng ăn.
Thời gian cho ăn
Bữa ăn đã có sẵn công thức thì lúc nào cho ăn cũng được. Thời gian ăn tự nhiên của loài chim hoang dã là khoảng nửa giờ sau khi mặt trời mọc và ăn tiếp khoản 5-6 giờ chiều, vì vậy đây là khoảng thời gian phù hợp cho chúng ăn rau cải tươi. Phải luôn luôn bỏ đi tất cả những thức ăn thừa trong lần cho ăn tới. Những loại đồ chơi chứa thức ăn có thể để trong lồng cả ngày để chim nhâm nhi hoặc để giải trí chúng.
Kiểm tra lượng thức ăn đưa vào
Bạn nên cho chim ăn chỉ vừa đủ lượng thức ăn trong 1 ngày. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày của nó. Chim ăn ít hơn có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chúng bị bệnh.

Vệ sinh

Đĩa đựng thức ăn nên được rửa sạch hàng ngày bằng nước xà phòng (nước rửa chén). Không nên để bất cứ loại thực phẩm nào trong lồng quá 24 giờ, hậu quả của phân chim hoặc thực phẩm tồn động như vậy khá nghiêm trọng.
Nước
Nước ngọt và sạch nên có sẵn trong lồng. Nếu sử dụng chai nước, nên thay đổi nước hàng ngày và đầu chai phải được kiểm tra xem có còn hoạt động tốt hay không. Khử nước là vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra trong vòng 1 ngày hoặc 2 nếu nước không có sẵn. Nếu bạn thay đổi từ việc cho chim uống nước trên dĩa sang uống nước bằng chai, phải chắc rằng chim biết cách sử dụng chai trước khi bỏ hẳn dĩa.
Yến mạch lứt
Không nên cho chim ăn yến mạch lứt. Nếu được ăn quá nhiều, việc va chạm yến mạch có thể xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Chim họ sẽ và chim hoàng yến có thể tốt khi ăn vài ngũ cốc của yến mạch mỗi hai tháng một lần, nhưng Vẹt đuôi dài ở Úc, Vẹt màu xám Australia và các con vẹt khác thì không cần.

(Sưu tầm)

KINH NGHIỆM NUÔI SIÊU SÂU-SÂU GẠO.

11/04/2012
Siêu sâu hay còn được gọi là sâu gạo, khi trưởng thành, chúng dài khoảng 6-8cm. Loài sâu này rất dễ nuôi, sống rất lâu và không cần sự bảo quản kỹ. Siêu sâu là thức ăn khoái khẩu và bổ dưỡng của nhiều loại chim ăn sâu cũng như một số loài cá cảnh.
Nuôi sâu gạo chi phí đầu tư ban đầu, chi phí thức ăn hàng ngày không đáng kể. Sau thời gian nuôi khoảng 2 tháng là bà con có thể xuất bán. Giá bán tại nhà một kg là 250 nghìn đồng. Như vậy, nếu nuôi với số lượng nhiều, nuôi sâu cũng có thể mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
                                       
                                                        Siêu sâu( sâu gạo)
Ông Nguyễn Văn Dân ở thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa đã có 4 năm kinh nghiệm nuôi sâu gạo. Nghề nuôi siêu sâu đã đem lại cho ông nguồn thu nhập ổn định. Sau đây là những chú ý của ông Dân khi nuôi sâu gạo.
Môi trường nuôi
Nhiệt độ thích hợp cho giống sâu này sinh trưởng phát triển là từ 21-27 độ C. Sâu gạo chịu lanh rất kém. Ở nhiệt độ dưới 17 độ C, chúng sẽ chết một cách mau chóng. Nếu nhiệt độ hạ thấp hơn mức 22 độ C, trứng sẽ không nở được. Vì vậy, vào mùa đông, cần giữ ấm cho sâu.
Theo ông Dân, với đặc điểm về thích ứng với nhiệt độ như vậy của sâu gạo, miền Nam có thể nuôi loại sâu này được quanh năm, còn miền Bắc, chỉ nuôi được trong mùa thu và mùa hè.
Một điểm cần chú ý nữa trong quá trình nuôi dưỡng sâu gạo là bà con không được để chúng tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Bởi, tiếp xúc trực tiếp chúng có thể bị mất nước và chết. Do vậy, vị trí đặt nuôi sâu phải là nơi thoáng, râm mát. 
Thùng nuôi
Sâu gạo có thể nuôi được trong thùng nhựa, chậu nhựa, bể kính hay thùng xốp. Tuy vậy, để tiết kiệm chi phí bà con nên sử dụng thùng hay chậu nhựa để nuôi. Thể tích thùng nuôi 40 lít nước có thể chứa được khoảng 1000 con sâu.
Ông Dân sử dụng chậu nhựa để nuôi  sâu gạo. Ông Dân cho biết:“Chậu đường kính này là 60cm, chiều cao 20cm. Cái chậu này mình nuôi được khi sâu trưởng thành là 2kg sâu. Khi mà mình cho sâu sinh sản ra,  ở mỗi cái chậu này thì mình để 300 con sâu mẹ . Chúng đẻ trong vòng 1 tuần thì mình thay sang chậu khác, lượng như vậy thì khi nó nở trứng lên là được.” 
Chú ý, với thùng hay chậu nuôi sâu, không nên đặt trực tiếp xuống đất. Bà con có thể đặt lên kệ kê cách mặt đất 30cm trở lên. Với khoảng cách này độ ẩm, độ thông thoáng được đảm bảo. Không những thế, các đối tượng khác cũng không tấn công, xâm hại sâu được.
                                                    
                                                Các chậu nuôi sâu gạo của ông Dân             
Trước khi cho sâu vào nuôi trong chậu, bà con cần phải rải một lớp cám màu vàng, hoặc 1 lớp trấu xuống đáy. Độ dày là từ 3 – 10cm. Lớp nền này vừa có tác dụng giúp sâu lẩn trốn lại tránh được ánh sáng.
Bà con cần đảm bảo độ ẩm thường xuyên cho sâu. Bởi, chúng có thể tấn công lẫn nhau để đáp ứng nhu cầu nước của bản thân. Do vậy, hàng ngày bà con có thể phun sương, giữ ẩm đều trên bề mặt lớp trấu. Ông Dân chú ý: “Tưới là tưới phun sương chứ không phải đổ nước xuống. Mình phun giống với sương như thế này thôi, chứ không tưới ướt sũng thì là nhiều nước quá là sâu nó chết. Tưới đều trên mặt là chỗ nào cũng có nước ướt đều.”
                                       
                                           Ông Dân tưới phun sương trên bề mặt lớp trấu
Thông thường, nếu lớp trấu vẫn giữ được độ tơi xốp thì từ lúc bắt đầu nuôi đến lúc xuất bán sâu thì mới phải thay lớp trấu khác.
Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn của sâu gạo rất dễ tìm, chủ yếu là cám lúa gạo, hoặc cám công nghiệp. Ngoài ra, bà con còn có thể tận dụng vỏ dứa, dưa hấu đã chín, bã mía, mì vụn, ruột cá, đầu cá rửa sạch, cho vào nồi nấu chín làm thức ăn. Thông thường, bà con có thể sử dụng cám cho gà con để làm thức ăn chính cho sâu. 
Trong thực tế có nhiều cách cho sâu gạo ăn. Nếu sử dụng chính cám làm lớp lót thì khi nào thấy sâu ăn hết, bà con lọc chất thải đi và lại tiếp tục rải cám cho chúng.
                                     
                                              Chú ý tưới phun sương trước, sau đó mới rải cám cho sâu ăn
Thời gian thay có thể là 1 tuần 1 lần hoặc tới 2 tháng 1 lần. Điều này tùy thuộc vào độ lớn và khả năng tiêu thụ cám của sâu.
Nếu sử dụng trấu rải xuống đáy thùng, hàng ngày bà con phải cho sâu ăn. Nói về số lượng thức ăn cho sâu ăn, ông Dân cho biết: “Thùng 2kg thì mỗi ngày mình cho ăn 2 lạng cám, đó là khi sâu gần đến ngày xuất bán rồi. Còn khi khi mà chúng bé thì mình chỉ cho ăn ít hơn, tùy thuộc vào sức ăn của sâu.”
Về thời gian cho ăn, bà con có thể cho chúng ăn buổi sáng hoặc buổi chiều. Nhưng ông Dân chú ý là bà con nên cho sâu ăn sau khi tưới phun sương giữ độ ẩm cho lớp trấu lót, để tránh cám bị nhiễm nước, không tốt cho sâu khi tiêu hóa.
Bên cạnh thức ăn tinh, trong quá trình nuôi dưỡng, bà con cũng cần bổ sung thêm thức ăn thô xanh cho sâu. Nguồn thức ăn này sẽ đáp ứng tốt hơn nguồn nước cũng như nguồn vitamin cho chúng. Cần chú ý là thức ăn phải đảm bảo tươi mới và sạch sẽ.
Về cách cho ăn, ông Dân cho biết: “Cách cho ăn là ta để rải đều lên mặt cái chậu ấy, xong rồi thế là nó tự nó bò lên nó ăn thôi. Rau này mình cho ăn độ nửa lạng rau, 50 gam.”
                                        
                                             Cho sâu ăn cả thức ăn tinh và thức ăn thô xanh
Ngoài ra, nếu muốn thêm chất bổ dưỡng cho các đối tượng tiêu thụ sâu như cá rồng hay những loài chim quý, bà con có thể cho vào khẩu phần ăn của sâu các loại thức ăn khô đã có sẵn vitamin. Khi chúng đã ăn no các thức ăn bổ dưỡng(sau 24 tiếng) thì nhặt cho cá hay chim ăn.
Vy Hồng Nhung
Ảnh: Duy Long

Sâu gạo là loại thức ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của nhiều loại chim ăn sâu cũng như một số loài cá cảnh (đặc biệt là cá rồng).

Hiện nay, một số người chơi chim, cá cảnh tự nhân giống và nuôi sâu gạo làm thức ăn cho vật cưng của mình. Dưới đây là những kinh nghiệm nuôi sâu gạo của anh Phan Lê Minh Khoa, một người có nghề trong việc nhân giống, nuôi dưỡng loài “siêu sâu” này.

Sâu gạo tên tiếng Anh là Superworm, tên khoa học là Zoophobas mario, khi trưởng thành, chúng dài khoảng 6-8cm. Chúng rất dễ nuôi, và sống rất lâu, nếu môi trường sống không chật chội được cho ăn uống đầy đủ, đúng cách, chúng sẽ sống đến 6-7 tháng. Yếu tố sống lâu, và không cần sự bảo quản kỹ làm cho giống sâu Superworm trở thành món thức ăn rất được ưa chuộng cho các nghệ nhân chơi các loài chim cảnh ăn sâu, và dĩ nhiên là các bạn chơi cá rồng.

Phương thức nuôi dưỡng sâu Superworm

Sâu Superworm có thể nuôi được trong một thùng nhựa hay bể kiếng với thể tích khoảng 40 lít nước. Trước khi cho sâu vào, cần phải rải một lớp cám màu vàng, loại được dùng để làm thức ăn cho gà con, dày khoảng 3cm. Trong một thùng với thể tích nêu trên có thể chứa được khoảng 1000 con sâu Superworm. Thức ăn chủ yếu của chúng là từ lớp cám thức ăn của gà con. Ngoài ra, táo, khoai tây, cà rốt cắt từng lát mỏng, và rau xà lách là nguồn thức ăn cung cấp nước cho giống sâu này. Khoảng 2-3 tháng, bạn nên thay lớp cám trong thùng, vì bọn sâu này sẽ ăn hết lớp cám cũ. Một điều nên ghi nhớ là các nguồn thức ăn cung cấp nước cho sâu, nên được thay mỗi 3-4 ngày/lần, vì nếu thiếu chúng, sâu sẽ tự ăn thịt lẫn nhau để thay thế cho nguồn nước.

Nếu bạn muốn thêm chất bổ dưỡng cho cá rồng hay các chú chim quý của mình, thì có thể cho sâu Superworm ăn thêm các loại thức ăn khô đã có sẵn vitamin. Khi chúng đã ăn no (sau 24 tiếng) các thức ăn bổ dưỡng kia thì thảy cho cá hay chim ăn. Nuôi sâu chỉ có thế, rất đơn giản và sạch sẽ nhẹ nhàng, nhưng kết quả thì tuyệt vời. 

Một điều xin lưu ý là sâu Superworm chịu lanh rất dở, ở nhiệt độ dưới 17 độ C, bọn chúng sẽ chết một cách mau lẹ. Nhiệt độ thích hợp cho giống sâu là là từ 21-27 độ C.

Phương cách gây giống sâu Superworm

Nếu bạn muốn nuôi để lấy giống, thì mọi chuyện lại khác, nó đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, và nắm bắt vài bí quyết để kích thích giống sâu này từ sâu phát triển thành nhộng, từ nhộng thành con bọ, bọ giao cấu và đẻ trứng, nở thành sâu con.

Nếu bạn nào có ý định gây giống xin đọc kỹ phần này, bí quyết rất đơn giản.

Nếu bạn chỉ nuôi mà không kích thích giống sâu này, thì bọn chúng sẽ chẳng bao giờ thành con nhộng cả, vì chúng sẽ chỉ biết... ăn, và sau 6-7 tháng thì lăn ra mà chết.

Muốn kích thích chúng thành con nhộng, bạn nên có các hộp có từng ngăn nhỏ để bỏ riêng từng con sâu Superworm vào, và đậy nắp lại, để trong bóng tối trong khoảng vài ngày đến 2 tuần. Trong trường hợp của tôi, tôi dùng các hộp đựng film chụp ảnh loại 25mm (35mm film canister). Nắp đậy nên khoét lỗ nhỏ để có dưỡng khí oxygen cho sâu thở.


Giống sâu này khi bị cho vào trong môi trường cuộn tròn, chật cứng cộng thêm bóng tối như vừa miêu tả trên, chúng sẽ bị "stress" trầm trọng, và sẽ biến hóa để trở thành con nhộng trong khoảng vài ngày đến 2 tuần. Khi bắt đầu, bạn nên chọn 50-100 con sâu Superworm để biết chắc trong 50-100 con này, bạn sẽ có đủ sâu đực và sâu cái. Trong khoảng vài ngày đến 2 tuần, sâu vì bị bắt ép phải cuộn tròn trong tình trạng khó nhúch nhích, chúng sẽ trở thành con nhộng. Con nhộng trong thời gian 2-3 tuần sẽ không ăn uống chi cả, mà sẽ từ từ biến dạng thành con bọ.

Sau khi biến dạng thành con bọ, khoảng 24-48 tiếng sau nữa, chúng sẽ cứng cáp, lúc này bạn có thể lấy chúng ra và bỏ vào thùng để mang ra ánh sáng (không bao giờ để ánh nắng rọi trực tiếp vào chúng, vì chúng sẽ chết trong khoảng nửa tiếng dưới ánh sáng chiếu trực tiếp!!!), nơi chúng sẽ giao hợp và sinh sản.

Bên trong thùng, như đã miêu tả ở trên là một lớp cám cho gà con ăn khoảng 3 cm. Thùng này chỉ nên là thùng để nuôi dưỡng các con bọ, không nên để chung các con bọ đen với đám sâu Superworm. Trong khoảng 2 tuần đầu, con bọ sẽ không làm chi cả, mà chỉ hút nước từ các miếng táo được lát mỏng. Đây là một bí quyết thứ hai, vì con bọ sẽ không làm chi cả cho đến khi chúng uống đầy đủ nước, vì thế trong thời gian 2 tuần này, bạn nên thay táo hay khoai tây 2- 3 ngày một lần. Sau khoảng 2 tuần, chúng sẽ bắt đầu tụ tập trên các vỉ đựng trứng gà đã được đặt sẵn cho chúng. Trên các vỉ trứng này, hay phía bên dưới, đám bọ đen sẽ giao hợp và đẻ trứng. Phần lớn chúng làm chuyện truyền giống về đêm. Trứng của chúng nhỏ li ti, khó thấy được, nhưng bạn hãy vững tin là trứng sâu nằm trên các vỉ trứng. Trứng sẽ nở ở nhiệt độ từ 22-27 độ C. Trong thời gian này, không nên đụng chạm, di chuyển bất kỳ vật gì trong thùng, cứ để cho “các em” nó được tư nhiên mà làm “chuyện ấy”, bạn mà tay máy tay chân, thì hỏng hết mọi chuyện đấy. Không nên để nhiệt độ hạ thấp hơn mức 22 độ C, vì nếu trường hợp đó xảy ra, trứng sẽ khó lòng mà nở được. Mỗi một con bọ cái có thể đẻ được 500-800 trứng. Các con bọ đen, sẽ chết đi trong khoảng thời gian 4-6 tuần tính từ lúc chúng biến từ nhộng thành bọ. Nhưng lúc này bạn đã có cả hàng vạn con sâu Superworm, hay nhiều hơn thế nữa cho cá rồng hay chim ăn, nên các con bọ này có chết đi, thì chúng ta lại gầy bầy mới.


Phương cách gây giống sâu Superworm

Nếu bạn muốn nuôi để lấy giống, thì mọi chuyện lại khác, nó đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, và nắm bắt vài bí quyết để kích thích giống sâu này từ sâu phát triển thành nhộng, từ nhộng thành con bọ, bọ giao cấu và đẻ trứng, nở thành sâu con.

Nếu bạn nào có ý định gây giống xin đọc kỹ phần này, bí quyết rất đơn giản.

Nếu bạn chỉ nuôi mà không kích thích giống sâu này, thì bọn chúng sẽ chẳng bao giờ thành con nhộng cả, vì chúng sẽ chỉ biết... ăn, và sau 6-7 tháng thì lăn ra mà chết.

Muốn kích thích chúng thành con nhộng, bạn nên có các hộp có từng ngăn nhỏ để bỏ riêng từng con sâu Superworm vào, và đậy nắp lại, để trong bóng tối trong khoảng vài ngày đến 2 tuần. Trong trường hợp của tôi, tôi dùng các hộp đựng film chụp ảnh loại 25mm (35mm film canister). Nắp đậy nên khoét lỗ nhỏ để có dưỡng khí oxygen cho sâu thở.


Giống sâu này khi bị cho vào trong môi trường cuộn tròn, chật cứng cộng thêm bóng tối như vừa miêu tả trên, chúng sẽ bị "stress" trầm trọng, và sẽ biến hóa để trở thành con nhộng trong khoảng vài ngày đến 2 tuần. Khi bắt đầu, bạn nên chọn 50-100 con sâu Superworm để biết chắc trong 50-100 con này, bạn sẽ có đủ sâu đực và sâu cái. Trong khoảng vài ngày đến 2 tuần, sâu vì bị bắt ép phải cuộn tròn trong tình trạng khó nhúch nhích, chúng sẽ trở thành con nhộng. Con nhộng trong thời gian 2-3 tuần sẽ không ăn uống chi cả, mà sẽ từ từ biến dạng thành con bọ.

Sau khi biến dạng thành con bọ, khoảng 24-48 tiếng sau nữa, chúng sẽ cứng cáp, lúc này bạn có thể lấy chúng ra và bỏ vào thùng để mang ra ánh sáng (không bao giờ để ánh nắng rọi trực tiếp vào chúng, vì chúng sẽ chết trong khoảng nửa tiếng dưới ánh sáng chiếu trực tiếp!!!), nơi chúng sẽ giao hợp và sinh sản.

Bên trong thùng, như đã miêu tả ở trên là một lớp cám cho gà con ăn khoảng 3 cm. Thùng này chỉ nên là thùng để nuôi dưỡng các con bọ, không nên để chung các con bọ đen với đám sâu Superworm. Trong khoảng 2 tuần đầu, con bọ sẽ không làm chi cả, mà chỉ hút nước từ các miếng táo được lát mỏng. Đây là một bí quyết thứ hai, vì con bọ sẽ không làm chi cả cho đến khi chúng uống đầy đủ nước, vì thế trong thời gian 2 tuần này, bạn nên thay táo hay khoai tây 2- 3 ngày một lần. Sau khoảng 2 tuần, chúng sẽ bắt đầu tụ tập trên các vỉ đựng trứng gà đã được đặt sẵn cho chúng. Trên các vỉ trứng này, hay phía bên dưới, đám bọ đen sẽ giao hợp và đẻ trứng. Phần lớn chúng làm chuyện truyền giống về đêm. Trứng của chúng nhỏ li ti, khó thấy được, nhưng bạn hãy vững tin là trứng sâu nằm trên các vỉ trứng. Trứng sẽ nở ở nhiệt độ từ 22-27 độ C. Trong thời gian này, không nên đụng chạm, di chuyển bất kỳ vật gì trong thùng, cứ để cho “các em” nó được tư nhiên mà làm “chuyện ấy”, bạn mà tay máy tay chân, thì hỏng hết mọi chuyện đấy. Không nên để nhiệt độ hạ thấp hơn mức 22 độ C, vì nếu trường hợp đó xảy ra, trứng sẽ khó lòng mà nở được. Mỗi một con bọ cái có thể đẻ được 500-800 trứng. Các con bọ đen, sẽ chết đi trong khoảng thời gian 4-6 tuần tính từ lúc chúng biến từ nhộng thành bọ. Nhưng lúc này bạn đã có cả hàng vạn con sâu Superworm, hay nhiều hơn thế nữa cho cá rồng hay chim ăn, nên các con bọ này có chết đi, thì chúng ta lại gầy bầy mới.


Có lẽ người viêt bài này bị nhầm lẫn giữa sâu superworm với sâu mealworm (sâu gạo).
Superworm dài 4-6 cm, to bằng đầu đũa ăn.
Mealworm (sâu gạo) là sâu do con Bọ quy đẻ ra, dài chỉ khoảng 1 cm, to bằng tăm xỉa răng.
                                                                                                          
                                                                                                                         SƯU TẦM.

NUÔI CHIM SÂU.





1.Cách bẫy chjm sâu xanh
.Phương pháp bẫy không cần chim mồi. . . .
Đầu tiên các bạn cần phải chuẩn bị một lồng bẫy 4 cửa của vành khuyên(chế thành 2 cửa thì càng ok) 100g sâu qui.sau đó lấy bìa cứng cắt thành hình như khay làm nước đá cao khoảng 3 cm(vừa khít với lồng nếu có thể) sau đó nhét cái khay(em tạm gọi thế) vào trong lồng nhốt mồi(thay khuyên bằng sâu).sau đó đặt bẫy nơi chjm sâu thường qua lại đặt bẫy dưới đất hoặc tầm thấp cho chim rừng dễ thấy sâu khj đó chjm rừng hám mồi nhảy vào bẫy nhưng ko ăn đc và "cạch".khj bẫy được chjm thì di chuyển bẫy đi nơi khác vì mỗi cá thể chỉ có lãnh thổ là vài mét vuông thôi.trung bình bẫy kiểu cò cưa này thì đc 2 em trở lên một ngày
còn em thì bẫy theo phương pháp 2.

Phương pháp bẫy sâu bằng lụp
Yêu cầu chuẩn bị một lụp sâu theo kiểu miền Nam hình trái trám(không thì xài tạm lụp khuyên cũng đc).bẫy phải đc che đáy và xung quanh để tránh chim rừng đá bậy mà không sập.sau đó chuyển chjm sang lụp.thường thì chim ăn cám đc là em cho sang lụp cho quen luôn.khi đi rừng cần phải có sâu mái đi kèm tránh trường hợp như oem bị vỡ đòn bây gjờ nhát như bổi.có mái đi kèm gjúp chjm nhà và chjm rừng sung và máu đá hơn và cuối cùng là 20 em sâu qui xâu chùm treo trong lụp cho chjm mồi ăn gây ghen ăn tức ở mày vừa có gái lại có ăn thế là cụ sâu rừng đá lụp và choé choé thảm thjết.khj đặt bẫy cần đặt chỗ thoáng cho chjm rừng dễ đá lụp nếu đấu lâu quá mà k đá lụp hạ bẫy xuống đất vẫn k đá lụp thì nhìn mồi thấy biếng hót xù lông thì đuổi rừng và mang chjm về tránh vỡ chjm.tần suất có thể đc 10 em một ngày. . . . . . . Còn tiếp
2.Cách vào cám
Khi bẫy đc chjm rừng về cần chuẩn bị một lồng nhỡ của khuyên đủ 3 cóng và đã chuẩn bị trước 2 cóng sâu và 1 cóng nước(bố trí sao cho em nó dễ nhìn thấy đồ ăn thức uống) và áo lồng.Sau đó để lồng chim nơi yên tĩnh ít người qua lại đặt dưới đất.7 ngày đầu tiên cho em nó ăn sâu và sâu em nó ị phân trắng và lỏng nhưng noproblem trong 7 ngày cần làm công tác hậu cần tiếp tế cho tiền tuyến sâu va nước.tại sao phải mất 7 ngày vì chjm sâu thể lực yếu ruột gan kém ăn cám ngay là đâu có đc cốt cũng để em nó ổn định tinh thần sang đến ngày thứ 8 bắt đầu hé áo lồng khoảng 3cm và bắt đầu trộn 30 bột và 70 sâu qui sống tỉ lệ sâu sẽ gjảm dần và tăng tỉ lệ bột lên theo từng cóng và khoảng 2 tuần nữa là em nó đã ăn cám ổn định(lưu ý mỗi ngày mở áo thêm 3cm và ít tiếp xúc)
em xin mạn phép đưa ra một công thức cám như sau
1 lạng lạc(rang chín nghiền nhỏ)
50g đậu xanh(rang chín nghiền nhỏ cái này gjữ sắc xanh của lông)
50g cám ba vì
4 trứng luộc lấy lòng đỏ
phơi khô là đc. .
3.Cách chọn chjm trống mái đẹp
Chjm trống: 2 viền lông trước ngực có màu đen đậm lông đuôi có 2 cái ở gjữa lòi tòi phòi ra ngoài nhìn rất đẹt tiếng tích tích chậm nhưng to
Chim mái: 2 viền lông trước ngực có màu nhạt(tưởng tượng như yếm chào mào bắc ý) lông đuôi bằng tiếng tích tích nhanh nhưng nhỏ nhưng yếu ớt
Chim bị LED:bề ngoài đuôi bằng như chjm mái nhưng 2 viền lông đen loại này là đực nhưng lại bị như vậy loại này trả tiền bằng con xe máy cũng k bán.thể lực và độ đấu đá thì không biết mệt mỏi.nhưng em không đc sở hữu hàng khủng như này
Theo quan niệm của em chjm sâu đẹp chủ yếu 90% đôi mắt.mắt phải méo và sâu.nhìn thẳng mắt kéo dài và xếch lên như hoạ mi thì chjm mới dữ thì đi đánh rừng chjm không bị vỡ.ngoài ra nếu thêm đc cái mình dài(mình dài đấu mới bền nếu đá thông lồng thì mới có lực) mỏ dài càng dài càng tốt.nếu chjm nhỏ con thì cái gì cũng phải ngắn
4.Cách ép lông và gjúp chjm nhanh dạn
Em khj bẫy đc chjm rừng về em không cho ăn cám 4 trứng ngay mà cho ăn 3vì+1 ngày 5 sâu chay trường như vậy ăn khoảng một tháng bộ lông rừng xơ ra em bắt đầu chuyển dần lên cám công kích của choè than dẫn đến tình trạng sốc cám(tuy hót nhjều) và rụng lông đột ngột sau đó lại pha từ từ vs cám 4 trứng gjảm dần và ăn 4 trứng+cào cào và dế thật nhjều thời gjan này chjm yếu em bỏ từng con vào một cho em nó tăng thjện cảm với mình và sau 3 tháng là có một chú sâu chơi nhà rũ bỏ lông rừng rồi.vài kinh nghjệm gà mờ m0ng mọi người chỉ bảo thêm

Tổng hợp về cách nuôi dưỡng chim sâu xanh , sâu đỏ 
Mình viết thêm về cách chăm sóc chim sâu xanh , sâu đỏ .... để anh em có thể chăm sóc và hạn chế những điều đáng tiếc xảy ra cho chú chim quý của mình.....

+++ cách chăm sóc chim bổi mua o tiệm và chim mình bẩy dính dc ( nếu bẩy dính bỏ vào túi gút khoảng 02 giờ thì nên cho chim uống nước trước khi thả chim vao lồng )

- chuẩn bị lồng nuôi chim : kiểm tra nan lồng xem có chắc chắn ko? mua keo 502 về chấm kỷ những nan lồng , giúp lồng cứng cáp hơn , va chim sẻ ko bị sứt móng khi kẹt vào nan lồng .

- 03 cái cóng : 01 dùng làm cong nước dùng cho chim đủ ưống 01 ngày , đừng dùng cóng bự wa chim sẻ tắm cóng và ỉa vào cóng , chim uống vào sẻ dể bệnh .
- 02 cóng còn lại trộn bôt với sâu chung ( tỉ lệ 3-7 va 7-3 ) vay mới đủ lương sâu va bột cho chim ăn hết ngày ( nhìu sâu wa sâu se ăn het bột va ỉa vào chung làm chim ko ăn dc , như vậy chim sẻ rất mau an bột - khoảng 3 ngày la bít an )

--- nếu chim đả biết ăn bột , thì để sâu riêng , bột riêng ..... cóng bột đừng để kế cóng nước ...chim uống nước văng qua làm hư bột...

- 1 áo trùm lồng : lựa loại vải mỏng để đủ ánh sáng cho chim ăn uống ( nếu nhà rộng ít người thì mở 100% áo, nhà nhìu người thi che 50% áo lồng ) máng chim nơi co ánh sáng , ít gió .... treo ngoai nắng wa chim sẻ mất nước và chết .
------- khoảng 3 giờ kiểm tra xem chim có ăn uống gì ko? 
nếu chim ko chịu ăn , thì bỏ cào cào va trứng kiến vào xem chim có ăn ko? ( nhúng it nước với bột tâp cho chim ăn bột lun .
nếu chim vẩn ko ăn thì nên đem chim thả , vì nuôi nó củng chết ah...( co nhiu con chim rừng ko bít ăn sâu gạo ...chim sâu gì kỳ thế ko bít ăn sâu ...hehehe )

- mỗi ngày nên thay nước cho chim sạch sẻ , vi chim ăn rồi uống nước , bột sẽ rớt vào cóng làm hư nước .
- hãy cho chim ăn loại bột mà mình tin tưởng , đừng thay đổi bôt hoài chim sẻ sốc bột mất lửa và rớt lông.
- ko dc nhốt chim chung lồng với nhau, chim sẻ cắn nhau va ko dám ăn uống ...hâu quả >>> lên đường 

+++ cách phòng ngừa chim lộn ( cái này hay bị lắm nè )

chim sâu rất lanh lợi và năng động , nên hay nhảy nhót ko chiu đứng yên , nếu chung ta ko để ý cách bố trí chim sẻ lộn và rất khó trị .... nếu bị nặng wa chim sẻ .... ( đứng trên cầu xoay vòng vòng như diển xiếc ..hic hic , bỏ vào lụp thì nó lăn vòng vòng .... nhìn nó chắc lăn ra đất mà cười ) 

- chọn lồng cao , gắn cầu bằng hoặc cao hơn cửa một chút ( dễ sang chim wa lồng khác ) , phia trên nên gắn một cầu nhỏ cho chim nhảy lên nhảy xuống ( nếu lồng rộng và gắn cầu cao chim sẻ ngước lên và nhảy bám nóc lồng và tập lộn )

- ko nên máng gần nhửng con bít lộn , vì nó sẻ bắt chước ....

+++ cách nuôi cho chim mau dạn :

- tuyêt đối ko dc bắt chim nhổ lông ( tốt nhất đừng bắt nó, nó thấy nguy hiểm và xem bạn la kẻ thù , nó mà gặp là nhảy um sùm , no củng nhớ dai lam .. )

- tắm nhìu sẻ giúp chim mau dạn .

- nêu chim đả ăn bột , máng chim xuống thấp gần nhìu người , chim nhảy mệt se ít nhảy lai , và rất mau dạn ( vì nó bít ko ai làm hại nó ) 

- phai cho chim an uống đầy đủ ( cho ăn riết nó sẻ wen chủ )

- thường xuyên chăm sóc nó. 

++++ cach chăm sóc để chim ko bị hư.

----- đừng trộn nhìu sâu khô wa , chim bi sốc rớt lông , sình lông , xấu hoắc ....

----- đừng kè kiếng nhìu , chim đá vào kiếng sẻ ê mỏ , gảy mỏ ...

----- phơi nắng nhìu chim bi suy. 

+++ chăm sóc tốt lúc thay lông sẻ giúp chim chơi tốt ở mùa đó :

--- trùm áo , giup chim ko nhảy nhìu và hư đuôi 

--- ko cho ăn sâu khô 

--- giảm bớt sâu tươi ( chim se ít sung , tap trung nuôi lông tốt hơn )

--- cho ăn nhìu cào cào , trứng kiến , dế .... chim mát thay lông rất tốt

--- xong lông hoàn chỉnh mới cho chim chơi lại , nếu chơi sớm ko đủ lửa bị chim khác dập wa chim sẻ bể , hoảng sợ , sẻ bị vết tỳ ...dù xong lông căn lửa lại chim củng ko chơi tốt.

+++++++Han chế chim chết bất ngờ .

== đừng treo chim ra sớm wa ( khoảng 6h30 la tốt ) , tối trước 17h30 , vi thời gian đó gió rất nhìu ...nhớ trùm áo. vi trúng gió độc thì gà vịt củng lên đường ( nhiu anh em ko hỉu tại sao )

-- cho ăn cào cào củng phải cẩn thân ...chim ăn mắc nghẹn và trúng thuốc xịt cỏ ...

--- ko dc tắm lúc trời mưa , có gió nhìu wa... 

--- phơi nắng gắt lâu wa rồi cho chim tắm liền cung rất nguy hiểm .

Hãy xem chim như một người bạn , chim sẻ mang đến những niềm vui cho bạn..... đừng nóng giận , chán nản ...mà hảy hỏi mình đả nuôi đúng cách chưa.... thân chào anh em. 



Kỹ thuật nuôi và thuần hóa chim sâu xanh, chọn chim mồi ...




1. Cách chọn 1 chú sâu tốt làm chim mồi:

Muốn có đc 1 chú mồi chiến , đầu tiên bạn phải kiếm 1 chú chim tốt . nhìn tướng tá ngon ngon 1 tí. đầu đuôi cân bằng . đầu chim to , hình elip mới tốt. ( bạn nhìn 1 bên mặt chim thấy đầu chim dài ,ko tròn ) đừng lấy đầu tròn, loại này ko dữ. tướng chim càng dài đòn càng tốt. nhìn mí mắt trên càng đưa ra ngoài càng tốt. mí mắt đưa ra ngoài thường là chim mắt sâu. đừng lấy mắt lồi nhé. nhìn từ đầu đến chân ko bị dị tật . và tốt nhất là nên lấy 1 chú chim chuyền , chưa trổ đuôi lau ( mép còn vàng ) loại này càng nuôi càng dữ. nói thì nói vậy chứ ko có em nào hội tụ đủ hết những ưu điểm đó đâu. chỉ cần bạn kiếm 1 chú có đôi mắt như mình nói trên là đc rồi.

2. Cách nuôi chim mồi:

Bạn nên nuôi nó từ nhỏ đến lớn trong lục. cho nó quen lục từ nhỏ , nên tập cho em nó ăn cám trứng cho quen. vì ko phải lúc nào ta cũng có sẵn sâu trong nhà . trong thời gian còn là chim chuyền tốt nhất là nên kiếm 1 em chim mái nuôi gần bên nó. cho nó luôn có lửa, ko ít thì nhiều. đừng đem dợt bậy bạ. ko tốt vì em nó còn non cơ mà. muốn dợt thì nên kiếm mấy em chuyền mà dợt, đừng đụng với mấy em thâm niên tuổi lồng. tuổi này mà bị bể thì khó vực lắm.

3 . Thức ăn cho chim, kể cả những chú chim ko phải chim mồi:

Bạn ko nên lạm dụng sâu nhiều wa', vì sâu quy thực chất rất nóng. ăn nhiều ko tốt. mỗi ngày chỉ cho chim ăn khoảng 1/3 chung thôi. loại chung cho chim nhỏ như sâu khoen . cộng thêm khoảng vài chú cào cào non và 1 ít trứng kiến. quan trọng nhất vẫn là cám . đây là loại thực phẩm chính cho chim, nên các thứ còn lại chỉ là ăn để dử lửa thôi.



4. quy trình tập chim đánh lục :

khi hết thời gian chuyền , lúc này chim của bạn đã trổ trống . bạn nên đem chim ra rừng chơi. vẫn đem theo chim mái . để 2 lục trống mái gần nhau. chú chm của bạn sẽ đc em mái thúc sung mỗi khi chim rừng về. sau 1 thời gian thấy chim trống đã thực sự dữ , bắt đầu từ bây giờ bỏ chim mái. ( đễ dành thúc mấy em rừng đánh đc) cho em nó đi đánh thường xuyên. nhưng bạn nên nhớ vẫn ko thể đem chim đi dợt ở mấy tụ điểm đc đâu. muốn dợt cũng đc nhưng thời gian đầu nên che áo lục lại đừng ch em nó thấy mặt nhau. chỉ cho hót đấu thôi. từ từ chim quen hãy bỏ áo lục ra chơi nhé.

5. Cách nuôi chim bổi hoặc chuyền mới đánh đc:

Đầu tiên nên trùm áo lồng em nó 2 ngày . trong đó bỏ sâu nước đầy dủ . hết 2 ngày đó là em nó đả có phần ổn định tâm thần rồi. lúc đó bạn mở hẳn 1/3 áo lồng ra quay hướng áo lồng mở về nơi có nhiều người qua lại. đầu tiên em nó sẽ nhảy như nhảy hip hop. nhưng từ từ rồi cũng wen thui ko chết đâu . sau đó bạn nên bỏ vào đó 3 cóng. 1 nuớc 2 cái còn lại nên bỏ mỗi cái 50% sâu 50% cám chung vô . cái nào cũng vậy. nuôi nuôi như vậy trong vòng 1 tuần , em nó vào cám như vào sâu liền lúc này đã chíck chíck đc vài tiếng rồi đó. nhớ đừng nuôi gần chim thuộc nhé. nên để gần lồng mái. nghe mái chép thường xuyên. bảo đảm 10 ngày em nó chơi như flim liền .

6. Những thắc mắc thường thấy của các bạn về loại này :

Đọc xong những phần trên bảo đảm sẽ có bạn hỏi : tại sao đi đánh đc mà ko thể mở áo lục khi dợt chim đc? .
xin thưa: loại này bẫy rất nhanh, vì nó rất dữ , chim rừng chỉ cần nghe mồi của bạn la ó vài tiếng là em nó về liền. xào qua xào lại 2p là em nó nằm gọn trong lục rồi. có khi mình đi đánh chưa kịp nghe đấu là đã thấy em nó nằm gọn trong lục rồi. nên thời gian đấu rất nhanh. ko như bạn đi dợt, bạn dợt trung bình 15p đến 1/2 giờ , lâu vậy em nó nếu yếu lửa là tiêu chắc. đó là lí do tại sao ko nên mở áo lục ngay.
đó là kinh nghiệm thực tế của mình đó. ko phải sưu tầm sưu tiếc gì hết. ai cần hỏi thêm gì về loại này cứ pm mình . mình sẽ chỉ bảo hết lòng với anh em . ok. chúc các bạn có đc 1 em mồi như ý.



7. Cách nuôi chim con:

Đễ nuôi chim con chưa biết ăn tốt nhất là bạn nên mua cào cào non , loại dành cho khoen ý, mua về mà đút nó ăn. sau khi tự ăn đc rồi thì pác lấy cám trứng trộn sâu để vào cho em nó. vậy là ok rồi. cào cào trước khi đút nhớ nhúng nước nhé. cho em nó đc tiếp thêm nước . khỏi chết khát. trong thời gian nuôi , bạn nên thường xuyên tiếp xúc với em nó. đễ coi em nó có` cần gì ko mà tiếp tế nhé câu này nói đùa mà thực tế là vậy đó. chim non thường cần rất nhiều năng lượng nên thức ăn tiêu hóa rất nhanh. có thể bạn phải đút 1 ngày trên 10 lần đó. tùy theo loài chim gì. thời gian nuôi chim non khoảng từ ngày nở đến 25 ngày sau lả chim non bay đc rồi . khoang 30 đến 35 ngày là chim tự ăn mạnh rồi , bạn ko còn lo lắng gì nhiều cho em nó trong thời gian này nữa đâu. Chúc các bạn có đc 1 chú chim mồi như ý. hãy làm thử , nếu bạn ko tin.
Nếu Nick làm đc thì cá bạn cũng làm đc câu này học của yancancook nè hehehe

8. cách nuôi trống mái chung lồng làm kiểng hoặc ép đẻ :

Cái` này mình cũng từng thử rồi , tuy nuôi ko lâu nhưng cũng có chút kinh nghiệm muốn chia sẽ anh em.
nếu muốn nuôi chung lồng cả trống lẫn mái , đầu tiên nên chon cả 2 là chim chuyền hoặc chim con. mình thì chọn chim chuyền. vì chim con ko viết phân biệt trống mái, lỡ xui bài đưa vào đó 2 em trống hết hoặc mái hết thì tiêu. bắt ra rất khó khăn vì lồng nuôi khá rộng, và nấu có bắt đc cũng làm chim bị hoảng, ảnh hưởng đến việc nuôi đẻ sau này. loại này đễ thân thiện với nhau. với lại cũng thuận tiện khi ép đẻ. bạn nuôi chim chuyền chung tống và mái , sau này khi chúng nó vừa trổ xong thì cũng là lúc bắt cặp rồi. đến lúc này cả 2 em đều quen lồng rồi , dễ dàng cho việc chọn nơi làm ổ . nếu chim của bạn đưa vào đều là chim non thì ko nói. nhưng nếu là chim chuyền thì nên nhớ. trước khi muốn bỏ cả 2 vào chung lồng thì việc đầu tiên cần làm là. nuôi riêng 2 em 2 lồng . nuôi sát nhau 24/24 cho quen mặt. nếu ko bạn bỏ vô thế nào con mái cũng tơi tả cho đến khi 2 đứa nó " yêu nhau" . lí do nuôi 2 lồng sát nhau vì : cho cả 2 quen mặt , ( cái này mất khoảng 1 tuần đến 2 tuần.) bạn nên nhớ thường xuyên quan sát lồng. khi nào thấy chim trống huóng mặt về phía mái kêu chick chick ( tiếng kêu này rất nhỏ. ) 2 cánh chim trống xệ xuống rung rung liên tục. nếu chim mái cũng có hành động này, điều đó chứng tỏ bọn nó yêu nhau rồi đó.. lúc này đã có thể thả chung vô đc rồi , cũng có thể trống sẽ cắn mái vài lần nhưng ko sao hết. còn chưa có như vậy thì đừng thả nhé. chết chim mái đó.



9. Chọn lồng nuôi chim đẻ.

Nếu đã nghĩ đến việc nuôi chim đẻ thử thì ban cũng nnen6 nghĩ đến việc chon cho em nó 1 mái nhà xinh là vừa. lồng nuôi loại này ko cần rộng. bạn có thể tự làm = lưới hay ra tiệm mua 1 cái. kích thước :
cao = 80 ngang dọc như nhau = 60 đến 80 tùy bạn chọn.
trong lồng trang trí thế nào thì nhờ các chuyên gia trong lĩnh vực này lên tiếng giùm. lúc trước mình chỉ để vài cái giỏ làm tổ . loại giỏ = mây hoặc tre dùng làm tổ cho chim sắc nhật ý. vậy mà cũng thấy em nó mò vào thường xuyên . cái giỏ này mình bịt 50% cửa của nó lại rồi. chỉ chừa lại 1 nửa cửa thôi . trong lồng mình để rất nhiều nhánh cây. vì đây là chim sâu nên chuyền cành dữ lắm. và đây cũng là lí do tại sao khó bắt chim ra , nếu 2 chú non là mái hết hoặc trống hết.

                                                                                                        sưu tầm.

Friday, January 25, 2013

Ảnh kinh điển về chiến tranh tại Việt Nam trên Newsweek


Trong lịch sử 80 năm tồn tại của mình, tạp chí danh tiếng Newsweek đã đăng tải nhiều bức ảnh quý giá về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.



Cuối năm 2012, tạp chí danh tiếng Newsweek của Mỹ chính thức chấm dứt việc phát hành bản giấy sau gần 80 năm liên tục phục vụ bạn đọc trên toàn thế giới để bước qua công nghệ số, tức là phát hành trực tuyến. Trong lịch sử tồn tại của mình, tạp chí này đã đăng tải nhiều bức ảnh quý giá về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Sau đây là những hình ảnh mới được công bố về chiến tranh ở Việt Nam năm 1965 do phóng viên ảnh Francois Sully của Newsweek thực hiện.
 
  Những đoàn quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào miền Nam Việt Nam năm 1965.
 
  Lữ đoàn cơ động đường không số 2 của sư đoàn Kỵ Binh bay số 1 đổ bộ tại Quy Nhơn, 13/9/1965.
 
 Khung cảnh của cảng Cam Ranh nhìn từ trên máy bay năm 1965.
 
 Một cuộc không kích của máy bay B-52 trong vùng “Tam Giác Sắt” cách phía tây bắc Sài Gòn 20 dặm, tháng 10/1965.
 
 Một ngôi làng Việt Nam sau khi bị pháo binh Mỹ bắn phá nhìn từ trên không, tháng 10/1965.
 
  Quân Australia tuần tra tại vùng rìa của Khu D, 22/10/1965.
 
 Xe tăng của quân đội VNCH trên đường cao tốc Biên Hòa – Sài Gòn, 30/10/1965.
 
 Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ tại Đà Nẵng, tháng 3/1965.
 
  Quân đội Hàn Quốc tại miền Nam Việt Nam, 29/10/1965
 
 Diễu hành phía trước Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, 8/2/1965.
 
  Người phụ nữ bán hoa cúng ở làng Phú Hòa, Long Xuyên, 13/8/1965.
 
  Đường phố Sài Gòn ngày 29/10/1965.
 
 Dân làng bị canh giữ để chờ tản cư cùng lữ đoàn Dù 173 sau trận dội bom của máy bay B-52 tại vùng “Tam Giác Sắt”, 13/10/1965.
 
  Quân Mỹ và Australia thuộc lữ đoàn Dù 173 sau một chiến dịch tháng 10/1965.
 
  Quan tài của lính Mỹ thiệt mạng trong một vụ nổ ở đường băng sân bay được đưa xuống căn cứ không quân Travis, ở California ngày 28/5/1965.
                                                                                                                 SƯU TẦM.