Friday, December 7, 2012

MUỐI TÔM TÂY NINH.- MUỐI ỚT.

Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200 gram tôm tươi, lột vỏ, lấy nạc tôm, tuỳ thích cho vào khoảng 1/3 muỗng cà phê tiêu hoặc ớt tươi (không lấy hột) băm nếu muốn cay, 30 gram muối bột loại xay mịn (hoặc tùy ý thêm trong khoảng 10 – 15 gram nữa), quết thật nhuyễn, thử lại bằng cách để một chút vào giữa đầu hai ngón trỏ cái bóp lại rồi mở ra thấy dính bết lại là được.
- Nặn hỗn hợp tôm muối thành nhiều miếng nhỏ, mỏng dẹp chừng 4 -5 ly với mục đích cho dễ khô ráo.
- Cho vào lò nướng điện ở nhiệt độ chừng 100 độ C hoặc hong, sấy trên bếp than cho những miếng tôm muối trở khô thật giòn. Mang ra để nguội, tán hay giã thành hột nhỏ cỡ hột mè là được. Bảo quản trong hũ lọ đậy kín.

MUỐI ỚT RANG KHÔ

Muối ớt rang khô thơm mùi tỏi và vị cay cay nồng của ớt. Nếu thêm chút tôm khô thì sẽ thành muối ớt Tây Ninh đấy nhé! Cách làm cực dễ và nhanh, các mẹ cùng thử nhé!


Nguyên liệu:

- Muối tinh
- Tỏi, ớt

Cách làm:

Tỏi, ớt thích cay thì thêm nhiều ớt  băm nhuyễn trộn đều với muối. Bạn có thể thêm bột ngọt tùy thích.


Cho vào lò vi sóng bấm 30 giây hay cho lên nồi xào cho khô.
Dùng máy xay rau củ xay mịn muối lại, muối nguội sẽ khô.


Muối rang để dành chấm với cóc, xoài, me chua thì còn gì bằng phải không các bạn?


Trữ vào hộp kín để dành dùng dần. Muối ớt tự làm đảm bảo vệ sinh và có độ cay phù hợp với khẩu vị của nhà mình!




MUỐI ỚT XANH - ĐỎ.


nguyên liệu:
- 1 muỗng muối
- 4 muỗng đường(ăn mặn thì 3 muỗng)
- 0.5 muỗng bột ngọt
- chanh ,ớt ,vừa đủ độ cay và chua
cách làm:
- cho ớt và muối vào cối nghiền mịn sao cho ớt và muối thành 1 màu (ớt xanh hoặt ớt đỏ tùy bạn thích).
- tiếp tục cho bột ngọt và đường nghiền mịn
- cuối cùng vắt chanh vào(vừa đủ độ chua).quậy đều hỗn hợp trên
- nếu muốn ngon hơn bạn dùng muỗng đánh lên như đánh trứng.
BẠN SẼ CÓ 1 CHÉN MUỐI ỚT CHANH SỀN SỆT RẤT NGON.CHÚC BẠN NGON MIỆNG.

TÔM KHO TÀU.Tôm kho tàu
Hôm nay chồng bỗng buộc miệng: “Lâu rồi mình không ăn tôm kho tàu ha em.”  Thế là có dịp mẹ đi chợ, tôi liền nhờ mẹ mua về những con tôm hùm tươi rói, còn mình thì lãnh trách nhiệm nấu món ăn này xem sao.
Vừa chuẩn bị món ăn này, tôi lại nhớ đến thời gian còn ở xa nhà. Mỗi khi qua thăm, mẹ tôi đều làm sẵn nhiều đồ ăn ngon đem sang cho chúng tôi, khi là món tôm kho tàu hấp dẫn, khi là chả cá chiên vừa thơm vừa dai, và nhiều nhiều những hương vị thân quen khác. Đón ba mẹ về nhà, bữa cơm chiều hôm đó mới ấm áp làm sao. Mọi người ngồi quanh bàn ăn, trò chuyện rôm rả, cơm canh thơm phức với những món ăn được đem qua từ nơi cách xa vài ngàn cây số! Đúng là có đi xa mới quí những bữa cơm gia đình và những món ăn đơn giản mà quá đỗi thân thuộc của quê nhà.
BÚN BÌ CHAY.
Bún bì chay
Hôm nay là rằm tháng chạp rồi. Sực nhớ trong trang ẩm thực này mình chưa hề có món chay nào hết! Thật là thiếu sót!
Gia đình tôi ăn chay đều đặn mùng 1 và rằm hàng tháng. Lúc sinh thời, bà ngoại tôi ở chùa nên chế biến món chay rất ngon (dĩ nhiên là mẹ tôi được thừa hưởng tài nấu ăn này!). Ngoài ra, thỉnh thoảng ăn chay rất có lợi cho sức khỏe, vừa ngon lại vừa giúp bộ máy tiêu hóa làm việc nhẹ nhàng hơn. Ngược lại với suy nghĩ của nhiều người khi cho rằng ăn chay rất đạm bạc, thiếu chất dinh dưỡng, và không ngon, bản thân tôi cho rằng tất cả tùy thuộc vào cách chế biến món ăn. Tôi để ý là mỗi lần ăn chay là gia đình tôi đều ăn rất ngon lành :D Tuy vậy, nếu không vì lí do tính ngưỡng, tôi nghĩ việc ăn mặn xen kẽ với vài ngày ăn chay trong tháng là tốt nhất cho sức khỏe vì sẽ cân bằng được nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
Bún bì chay
Món bún bì chay là một món mà bà ngoại hay nấu lúc còn sống. Sau này tôi được biết đây cũng là món ăn truyền thống mà bà nội chồng tôi nấu cho gia đình ăn vào ngày mùng 1 Tết. Cả hai người bà đều nấu ăn rất khéo không ai sánh bằng. Tuy tính tình nghiêm khắc, nhưng rất mực thương yêu gia đình, con cháu. Mỗi lần nấu món ăn này là tôi lại nhớ tới bà. Tôi vui vì khi nấu được cả hai gia đình khen ngon, hi vọng không làm bà ngoại và bà nội phật lòng.
Bún bì chay
Nếu bạn từng không thích món chay, vẫn hi vọng bạn tham khảo và yêu thích món ăn này :D
Bún Bì Chay
Nguyên liệu
  1. Bún tươi hoặc bún khô trụng đều được
  2. Tàu hủ chiên (miếng hình chữ nhật)
  3. Khoai tây (có thể thay bằng khoai lang, hoặc cả hai loại khoai nếu thích)
  4. Bún tàu
  5. Thính
  6. Các loại rau sống, dưa leo, đồ chua ăn kèm
  7. Nước tương, đường, chanh hoặc giấm
Cách làm
  • Tàu hủ miếng hình chữ nhật đã chiên sẵn, cắt làm đôi theo chiều ngang, cho vào chảo chiên thêm cho vàng các mặt, để nguội, cắt sợi dài.
  • Khoai tây (hoặc khoai lang) gọt vỏ, rửa sạch, cắt sợi dài. Trong lúc cắt thì cho phần khoai đã cắt xong vào tô nước có ít muối cho khoai không bị đen. Cắt khoai xong, để ráo nước, chiên vàng, để nguội.
  • Bún tàu: có hai cách chế biến tùy ý thích của bạn: nếu thích ăn giòn thì không ngâm bún tàu vào nước mà chiên giòn từng nắm nhỏ; nếu không thích giòn (vì tàu hủ và khoai đã chiên giòn, và không chiên bún tàu thì ăn giống bì hơn), bạn ngâm bún tàu vào tô nước cho mềm, vớt ra để ráo.
  • Thính rang vàng cho thơm.
  • Trong một tô lớn, trộn tàu hủ, khoai tây, bún tàu, thính, nêm ít bột nêm cho vừa ăn, có thể cho thêm dầu hành phi cho thêm hương vị.
  • Rau sống, dưa leo rửa sạch, để ráo, cắt nhuyễn để ăn kèm với bún.
  • Nước chấm: bạn pha theo công thức: 1 phần nước tương, 1 phần đường, 3-4 phần nước, thêm chanh hoặc giấm (hoặc nước đồ chua) cho vị chua, ngọt, mặn hài hòa.
  • Món ăn này rất dễ thực hiện, chỉ mất thời gian cắt mỏng và chiên các vật liệu. Hi vọng bạn sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi với món ăn đơn giản này 
                                                                      
                                                                          QUANGHIEN968- SƯU TẦM.

No comments:

Post a Comment