Monday, December 31, 2012
Sunday, December 30, 2012
TÔM NƯỚNG MUỐI ỚT.
Ngày cuối tuần nghỉ ngơi đã đến, đây là dịp để cả nhà cùng quây quần, hãy làm món tôm nướng nhanh gọn này để tạo nên một bữa cơm vừa gần gũi vừa đặc biệt.
Nguyên liệu:
- Tôm sú 500gr
- Ớt tươi, ớt bột
- Bột nêm, muối bột đủ dùng.
- Que tre nhỏ
- Than hoa
- Ớt tươi, ớt bột
- Bột nêm, muối bột đủ dùng.
- Que tre nhỏ
- Than hoa
Cách làm:
- Tôm rửa sạch,để nguyên râu hoặc cắt bớt tùy thích.
- Trộn muối với ớt bột, ớt tưoi thái dọc chỉ và một thìa bột nêm.
- Bỏ tôm vào rổ trộn với muối ớt, xóc cho thật đều.(vừa đủ muối ko mặn)
- Lấy từng con tôm xiên từ đuôi lên đến đầu. Xếp ra Đĩa để khoảng 15 phút cho ngấm.
- Đốt than cho hồng, cho vỉ lên, phết 1 lớp dầu ăn cho khỏi dính. Cho tôm lên nướng đỏ đều 2 mặt là được.
- Trộn muối với ớt bột, ớt tưoi thái dọc chỉ và một thìa bột nêm.
- Bỏ tôm vào rổ trộn với muối ớt, xóc cho thật đều.(vừa đủ muối ko mặn)
- Lấy từng con tôm xiên từ đuôi lên đến đầu. Xếp ra Đĩa để khoảng 15 phút cho ngấm.
- Đốt than cho hồng, cho vỉ lên, phết 1 lớp dầu ăn cho khỏi dính. Cho tôm lên nướng đỏ đều 2 mặt là được.
Dùng chung với muối tiêu chanh hoặc tương ớt đều ngon.
Tôm rang muối hạt.
Với cách chế biến đầy dân dã và nhanh gọn từ nồi đất và muối hạt, các bà nội trợ sẽ mang cả hương vị của một vùng quê biển vào món tôm rang muối hạt mằn mặn vừa lạ vừa quen này. Nguyên liệu
300g tôm sú con to 100g muối hạt 2 trái chanh Gừng Sả Muối Tiêu, ớt bột Húng lủi (trang trí) Cách làm: - Gừng gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi nhỏ. Sả rửa sạch, bào mỏng. Tôm sú rửa sạch, dùng kéo bấm dọc theo lưng tôm, rút bỏ chỉ đen. Chuẩn bị muối hạt và nồi đất. - Cho một lớp muối hạt vào chảo hoặc nồi đất rang cho muối thật khô, nổ kêu lốp bốp. Trải đều muối ra, xếp một lớp tôm lên, phủ lên tôm một ít muối. Trước khi đậy nắp, cho thêm sả và gừng vào. Dùng tay lắc đều nồi hoặc chảo sao cho tôm lẫn với muối, sả, gừng. Đun khoảng 15 phút để tôm chín đỏ và ngửi thấy mùi thơm nồng là được. - Chanh gọt sơ vỏ rồi xắt vài lát trang trí, còn lại xắt múi, vắt lấy nước. Cho muối, tiêu, ớt bột vào chén, vắt chanh Húng lủi nhặt rửa sạch. Xếp tôm ra đĩa, trang trí húng lủi, chanh xắt lát, chấm kèm muối tiêu chanh hoặc với nước mắm pha ớt xanh đều rất ngon. Theo bếp gia đình Tôm hấp tỏi.Tôm thơm lừng mùi tỏi, thích hợp chấm muối tiêu chanh. Nguyên liệu:
Tôm tươi. Dầu ăn. Tép tỏi. Ít hành lá cắt nhỏ. Muối tiêu. Chanh. Xửng hấp. Cách làm: - Dùng tôm tươi sống. Nếu dùng tôm hùm con nhỏ, tôm càng hoặc tôm tích thì để ngửa nguyên con cả vỏ lên thớt, dùng dao lớn xắn dọc làm đôi cả vỏ từ đuôi lên đầu. Để ngửa tôm, láng lên phần nạc ít dầu tỏi, sắp vào mỗi đĩa vài con, hấp chín. - Nếu dùng tôm sú thì lột vỏ thân, cắt ngắn đầu râu, để vỏ đầu và đuôi cho đẹp mắt, chẻ dọc lưng, rút gân đen, sắp vào đĩa. - Phi dầu tỏi: cứ hai phần dầu ăn loại ngon, nhẹ như ô liu, mè… (không dùng loại để chiên xào) + một phần tỏi băm hoặc cắt lát mỏng. - Để dầu vừa nóng, cho tỏi vào là tắt bếp ngay, không để tỏi trở vàng. - Láng dầu tỏi lên tôm, hấp chín, đem đĩa tôm ra, rắc hành lá vào, cho lại vào xửng hấp trong vài phút là dọn dùng nóng ngay. - Thích hợp chấm muối tiêu, chanh, nếu dùng xốt trứng, vị cay thơm của dầu tỏi sẽ giảm. Tôm hấp gừng kiểu mới.Cách làm đơn giản nhưng mới lạ, cách ăn cũng lạ nữa, các bạn hãy thử xem. Nguyên liệu:
600 gr tôm tươi, chọn loại tôm to 1 củ gừng, rửa sạch thái chỉ Hành lá thái nhỏ 2 thìa dầu hào 2 thìa rượu 1 quả trứng Chọn tôm to và còn tươi Cách làm: Chuẩn bị nồi hấp, cho nước vào nồi đun sôi, đặt vỉ hấp vào. Tôm xếp vào một cái bát to hoặc đĩa sâu lòng, xếp thành hình tròn quanh miệng đĩa, đầu tôm hướng vào trong. Đập 1 quả trứng vào giữa đĩa tôm Rắc gừng tươi xung quanh đĩa Tưới dầu hào vào rượu đều lên trên thịt tôm Đặt đĩa tôm vào nồi hấp khoảng 6 – 8 phút, đến khi tôm chín và chuyển màu đỏ hồng là được, không nên hấp tôm chín quá sẽ mất ngọt. Khi tôm chín thì tắt bếp, rắc hành lá lên trên rồi nhấc đĩa tôm trong nồi ra. Món tôm này nên ăn ngay khi vừa chín tới. Bạn có thể ăn tôm cả vỏ còn nếu không thì bạn thưởng thức phần sốt trên mình con tôm trước, bóc vỏ ra rồi chấm thịt tôm vào trứng, nước tôm và dầu hào và thưởng thức nốt phần thịt tôm ngon tuyệt này. Chúc các bạn ngon miệng! QUANGHIEN968- ST. |
Wednesday, December 26, 2012
40 NĂM ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG.
ĐIỆN BIÊN PHỦ - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG . Đó là tên những trận chiến đấu và chiến thắng oanh liệt của quân và dân Việt Nam dưới sự chỉ đạo của bác HỒ kính yêu.
Bên cạnh những vinh quang-hào hùng là sự mất mát hy sinh cuả biết bao nhiêu con người đã ngã xuống vì sự xâm lượt của đế quốc Mỷ , vì bảo vệ Tổ Quốc thân yêu của chúng ta. Nó làm cho tôi cảm thấy đâu lòng khi nghĩ đến nó. Ưóc gì mãi mãi về sau Dân Tộc Việt Nam không còn bị ngoại ban xâm lược , ước gì chúng ta mãi mãi sống trong hoà bình , hạnh phúc.
Dưới đây là một số tư liệu tôi sưu tầm nói đến chiến thắng ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG.
Sáng 26-12, Bộ Tổng tham mưu lệnh cho Quân chủng Phòng không-Không quân vào cấp 1 và các đơn vị phòng không, LLVT nhân dân vào trạng thái SSCĐ cao nhất.Trưa 26-12, không quân Mỹ cho máy bay trinh sát phản lực SR-71 và RF-101 vào trinh sát Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và phía Bắc đường số 1. Từ 13 giờ, không quân Mỹ sử dụng 56 lần chiếc máy bay chiến thuật các loại vào ném bom, bắn tên lửa đánh phá dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh, Nhà máy điện Yên Phụ, Trường Đại học Bách khoa… Tại Hải Phòng, máy bay Mỹ đánh phá các trận địa tên lửa, sân bay Kiến An, trung tâm thành phố; tại Thái Nguyên, không quân Mỹ đánh phá các khu công nghiệp…
Bên cạnh những vinh quang-hào hùng là sự mất mát hy sinh cuả biết bao nhiêu con người đã ngã xuống vì sự xâm lượt của đế quốc Mỷ , vì bảo vệ Tổ Quốc thân yêu của chúng ta. Nó làm cho tôi cảm thấy đâu lòng khi nghĩ đến nó. Ưóc gì mãi mãi về sau Dân Tộc Việt Nam không còn bị ngoại ban xâm lược , ước gì chúng ta mãi mãi sống trong hoà bình , hạnh phúc.
Dưới đây là một số tư liệu tôi sưu tầm nói đến chiến thắng ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG.
“Điện Biên Phủ trên không” - Một dự báo tài tình của Bác Hồ |
Trước khi Mỹ mở chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II (Linebacker II) tấn công ra miền Bắc năm 1972, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo ta lúc đó đã sớm dự đoán được âm mưu này của địch nên đã chuẩn bị kỹ lưỡng các giải pháp cả trên chiến trường và “mặt trận” ngoại giao đang diễn ra ở Pa-ri. Một trong những lựa chọn sáng suốt của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo ta lúc đó là theo đuổi chiến lược “vừa đánh, vừa đàm”, lấy thắng lợi trên chiến trường để chiếm ưu thế trên bàn đàm phán ở Pa-ri. |
Bác Hồ thăm bộ đội Không quân nhân dân Việt Nam. Ảnh tư liệu “Lời tiên đoán” kẻ địch sẽ thua Vào buổi chiều 18-12 cách đây 40 năm, khi máy bay chở đoàn đồng chí Lê Đức Thọ từ Pa-ri qua Mát-xcơ-va và Bắc Kinh về gần tới không phận Việt Nam, đồng chí Lê Đức Thọ đã bước tới buồng lái, thoáng lặng nhìn rồi thân mật hỏi: “Gia đình các cháu sơ tán ở đâu? Nếu sơ tán thì sơ tán càng xa càng tốt. Chưa yên đâu, còn căng thẳng đấy các cháu ạ”. Khi về tới nhà số 6 Nguyễn Cảnh Chân, chúng tôi đang chuyển hồ sơ, tài liệu vào tủ bảo mật và chuẩn bị về thăm gia đình như mọi khi, thì đồng chí Lê Đức Thọ tới dặn chúng tôi: “Tình hình như các cậu đã biết, nên bây giờ phải ở lại đây đã”. Khoảng 2 tiếng sau, B-52 Mỹ đã rải bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác. Lưới lửa phòng không của chiến tranh nhân dân đã giăng kín trời Hà Nội và các nơi khác. Quân và dân ta đã sẵn sàng đối mặt với B-52 Mỹ. Một kế hoạch khả thi với những phương án độc đáo và sáng tạo đánh trả máy bay B-52 ném bom Hà Nội đã được Đảng và Bác Hồ chỉ đạo chuẩn bị chu đáo từ trước. Năm 1947, trong lời giới thiệu 13 chương Binh pháp Tôn Tử, Bác Hồ nhấn mạnh: “Muốn thành công thì phải biết trước mọi việc”. Cuối năm 1967, Bác Hồ đã nói với tướng Phùng Thế Tài, lúc này là Phó Tổng tham mưu trưởng, lời dự báo: “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. Chớp thời cơ có một không hai Chủ trương kết hợp đánh với đàm trong kháng chiến chống Mỹ đã được Bác Hồ và Đảng tính tới từ cuối năm 1965. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 của BCH TW khóa III, tháng 1-1967 khẳng định: “Chúng ta tiến công địch về ngoại giao bây giờ là đúng lúc vì ta đã và đang thắng địch, thế của ta là thế mạnh… Trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc đấu tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động…”. Ngày 28-12-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định kế hoạch Tổng tấn công mùa Xuân 1968. Lời chúc Tết của Bác đêm Giao thừa mùa Xuân 1968: “Năm qua thắng lợi vẻ vang/Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/ Vì độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” - vừa là hiệu lệnh của cuộc Tổng tiến công này, vừa là tư tưởng chiến lược chỉ đạo kết hợp giữa đánh với đàm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi to lớn của cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1968 đã làm nhụt ý chí xâm lược của Mỹ và buộc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố trên truyền hình ngày 31-3-1968 về việc Mỹ sẵn sàng đơn phương chấm dứt ném bom miền Bắc và chấp nhận thương lượng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 13-5-1968, Hội nghị hai bên giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ chính thức họp phiên đầu tiên tại tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber ở Thủ đô Pa-ri của Cộng hòa Pháp, mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm”. Mục tiêu trước mắt của ta là, tập trung vào khẩu hiệu đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện và vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 13-10-1968, Đoàn ta ở Pa-ri nhận được chỉ thị của Bộ Chính trị mà nếu thực hiện theo thì có thể bỏ lỡ thời cơ buộc Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc và họp 4 bên. Thấy tình thế rất phức tạp, có thể không kịp thời gian nếu trao đổi qua mật điện, nên sáng hôm sau, sau khi trao đổi kỹ trong Đoàn, đồng chí Lê Đức Thọ đã quyết định về ngay Hà Nội. Ngày 16-10-1968, đồng chí về tới Hà Nội. Bộ Chính trị đã họp liên tục trong 3 ngày từ 17 đến 19-10 để nghe báo cáo và thảo luận về tình hình đàm phán ở Pa-ri, cuối cùng đã thống nhất với nhận định của Đoàn ta ở Pa-ri trước đó. Kết quả là Mỹ đã chấm dứt ném bom miền Bắc không điều kiện vào ngày 31-10-1968 và sau đó tiến hành họp 4 bên. Đây là một thắng lợi bước đầu quan trọng của sự kết hợp đánh với đàm, có tác động hỗ trợ lớn cho chiến trường miền Nam. Tấn công trên ba mặt trận Từ tháng 3-1970, Bộ Chính trị đã quyết định đẩy mạnh tấn công trên 3 mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao theo chỉ đạo của Bác Hồ: “Thực lực là cái chiêng - ngoại giao là cái tiếng. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi”. Thất bại trong cuộc tấn công của địch sang vùng Mỏ Vẹt ở Cam-pu-chia hòng “cất vó” Trung ương Cục miền Nam và phá hủy hậu cứ của ta (tháng 4-1970) và sự phá sản của cuộc hành quân Lam Sơn 719 sang đường 9 Nam Lào (tháng 2-1971) nhằm triệt phá đường chi viện huyết mạch của ta, đã làm tan vỡ một mảng lớn kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của Tổng thống Mỹ R.Ních-xơn, buộc Mỹ phải xuống thang, không đòi cả hai bên cùng rút quân nữa. Sau chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ R.Ních-xơn vào tháng 2-1972, ngày 22-3-1972, Mỹ tuyên bố ngừng họp Hội nghị Pa-ri vô điều kiện. Ngày 30-3-1972, quân giải phóng miền Nam mở chiến dịch Xuân Hè tấn công địch từ Quảng Trị đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ngày 6-4-1972, Tổng thống Mỹ R.Ních-xơn ra lệnh ném bom lại miền Bắc Việt Nam. Sau chuyến thăm Mát-xcơ-va vào tháng 5-1972 của Tổng thống Mỹ R.Ních-xơn, ngày 11-6-1972, đoàn Mỹ gửi công hàm cho đoàn ta ở Pa-ri đề nghị nối lại cuộc gặp riêng vào ngày 28-6-1972. Ta đã giải phóng được Quảng Trị và Lộc Ninh. Trên cơ sở đánh giá tương quan lực lượng, so sánh thế và lực giữa ta với địch trên chiến trường, quan hệ Mỹ - Xô - Trung và tình hình chính trị nội bộ nước Mỹ, Bộ Chính trị quyết định đã tới lúc có thể đi vào giải pháp ở đàm phán Pa-ri. Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ sẵn sàng gặp riêng tiến sĩ Kít-xinh-giơ chậm nhất là ngày 15-7-1972. Những cuộc gặp riêng căng thẳng Từ ngày 19-7 tới đầu tháng 10-1972, các cuộc gặp riêng đã có những tiến triển khả quan. Trong phiên họp riêng kéo dài lâu nhất trong suốt gần 5 năm đàm phán, từ 9 giờ 30 phút sáng 11-10-1972 tới gần 2 giờ sáng ngày hôm sau, nội dung Hiệp định về cơ bản đã được hai bên chấp nhận. Trong thông điệp ngày 20-10-1972 gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng thống Mỹ R.Ních-xơn đã xác nhận “văn bản Hiệp định coi như đã hoàn thành” và cam kết Hiệp định sẽ được chính thức ký kết ngày 31-10-1972 tại Pa-ri. Kít-xinh-giơ thông báo với báo giới: “Hòa bình trong tầm tay”! Tuy nhiên, đồng chí Lê Đức Thọ cũng đã dự kiến những diễn biến phức tạp do các nhân tố khách quan, trong đó có mối quan hệ Mỹ-ngụy. Đúng là phía Mỹ đã lật lọng, không thực hiện điều đã cam kết. Ngày 22-10, Tổng thống R.Ních-xơn lại gửi công hàm cho ta, nêu khó khăn với Nguyễn Văn Thiệu nên chưa có thể ký Hiệp định như đã thỏa thuận. Sau khi Tổng thống R.Ních-xơn được tái cử ngày 7-11, trong cuộc họp ngày 23-10-1972, Kít-xinh-giơ đòi sửa lại 69 điều trong văn bản đã thỏa thuận. Trong cuộc họp hẹp với Kít-xinh-giơ sáng 4-12-1972, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ nói: “Chúng tôi cũng đã dự tính là nếu không giải quyết được thì chiến tranh sẽ rất tàn khốc, có thể là các ông sẽ đem B-52 đánh bom ồ ạt đất nước chúng tôi… Chúng tôi đã chịu đựng hàng triệu tấn bom đạn của Mỹ, nhưng chúng tôi không hề khiếp sợ, chúng tôi không chịu khuất phục, không chịu làm nô lệ. Cho nên những lời đe dọa của các ông và việc các ông không giữ đúng lời hứa chỉ chứng tỏ các ông “không phải là những người đàm phán nghiêm chỉnh””. Tới cuộc gặp riêng ngày 6-12-1972, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đề nghị: “Nếu sửa thì chỉ sửa một số chi tiết không thuộc thực chất và nguyên tắc; hai là hai bên đều sửa đổi. Đã sửa đổi thì bên này sửa lớn, bên kia cũng sửa lớn; bên này sửa nhỏ, bên kia cũng sửa nhỏ; không thể chỉ một bên sửa, một bên không sửa. Cứ như thế sửa đi, sửa lại mãi không thể hoàn thành được. Trong hai cách đó, phía Mỹ chọn cách nào tôi cũng sẵn sàng, nhưng chúng tôi cho rằng cách tốt nhất là cơ bản giữ hiệp định”. Đến phiên gặp riêng ngày 12-12-1972, chỉ còn hai vấn đề sẽ giải quyết bằng trao đổi công hàm: Cách ký văn kiện và vấn đề khu phi quân sự. Nhưng tới cuộc gặp riêng sáng hôm sau, ngoài hai vấn đề trong văn bản, quan điểm của hai bên trong các nghị định thư cũng xa nhau. Ngày 14-12-1972, Kít-xinh-giơ về Mỹ. Ngày hôm sau, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ rời Pa-ri về Hà Nội. Từ chiến thắng trên bầu trời Hà Nội đến thắng lợi ở Pa-ri Đúng như dự báo của Bác Hồ, tối 18-12-1972, Mỹ đã dùng B-52 không kích Hà Nội. Đồng thời cũng trong ngày hôm đó, Mỹ lại gửi công hàm tới Đoàn ta ở Pa-ri đề nghị nối lại đàm phán sau ngày 26-12-1972. Dùng B-52 tấn công là “canh bạc” cuối cùng của R.Ních-xơn. Hình ảnh “con bồ câu” của R.Ních-xơn trong khi vận động tái tranh cử đã lộ nguyên hình “con diều hâu” hiếu chiến điên rồ sau khi vừa tái cử. R.Ních-xơn và giới quân sự chóp bu Lầu Năm góc đã quá ảo tưởng về sức mạnh của pháo đài bay B-52 “bất khả chiến bại”. Đây là một chiến dịch đã được chuẩn bị sẵn từ trước với cái tên “Linebacker II”. Nhưng có một điều mà ông ta và các chiến lược gia Hoa Kỳ chưa biết rõ. Đó là Thăng Long địa linh, Thăng Long bất khuất và kiên cường đã chôn vùi nhiều mộng tưởng ngoại xâm. Trong 12 ngày đêm của trận “Điện Biên Phủ trên không” ấy, đã có 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B-52 và 5 chiếc F-111, hàng chục giặc lái đã bị bắt. Mưu đồ của R.Ních-xơn nhằm khuất phục ý chí sắt đá của Hà Nội bằng tham vọng “đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá” đã thất bại hoàn toàn. Mơ mộng của Kít-xinh-giơ về “Không lực của nước Mỹ… mạnh tới mức trong vấn đề Việt Nam từ "thất bại" không bao giờ thuộc về chúng ta” đã tan thành mây khói. R.Ních-xơn cũng không còn gì để trấn an chính quyền Thiệu được nữa và nội bộ càng mâu thuẫn, rối ren. Dư luận thế giới phê phán và phản đối kịch liệt. Mỹ không còn lựa chọn nào khác là phải ngừng ném bom để quay lại bàn đàm phán. Bộ Chính trị đã thảo luận suốt 3 ngày trong hầm nhà Rồng ở trong thành, nhiều ý kiến lật đi, lật lại, nhưng cuối cùng đã nhất trí cao với ý kiến do các đồng chí Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đề xuất là phía ta nên gặp lại phía Mỹ để giải quyết vấn đề. Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký tắt ngày 23-1-1973 và được ký chính thức ngày 27-1-1973 với nội dung cơ bản như dự thảo của ta chủ động đưa ra hồi tháng 10-1972. Trong cuộc gặp mặt cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn tên lửa 77 Sư đoàn phòng không Hà Nội, Đại tá Trần Văn Giang, Chính ủy sư đoàn, thay mặt đơn vị chào mừng “lão tướng chiến thắng từ mặt trận ngoại giao trở về”. Đồng chí Lê Đức Thọ xua tay nói: “Không dám, không dám! Cán bộ, chiến sĩ phòng không không quân anh hùng mới chính là người chiến thắng. Không có chiến thắng B-52 của các đồng chí trên bầu trời Hà Nội, làm gì có thắng lợi ở Hội nghị Pa-ri. Chính chiến thắng đó đã buộc Mỹ ký Hiệp định Pa-ri ngày 27-1-1973”... |
LƯU VĂN LỢI (Nguyên thư ký của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ tại Hội nghị Pa-ri) - Báo Quân đội Nhân dân |
Máy bay B-52 bị bắn cháy, rơi trên bầu trời Hà Nội. Ảnh tư liệu.
Chiều 26-12, sau khi củng cố trận địa, đồng bộ khí tài xong, Tiểu đoàn 72 từ Hải Phòng tăng cường cho Sư đoàn Phòng không 361 bảo vệ Hà Nội, được lệnh đánh tốp máy bay cường kích, bằng một quả tên lửa bắn tiêu diệt một chiếc máy bay F-4 rơi tại chỗ.Đêm 26-12, không quân Mỹ huy động 105 lần chiếc máy bay B-52 và 90 lần chiếc máy bay chiến thuật ném bom dồn dập và bắn phá dữ dội đồng thời, liên tục vào nhiều mục tiêu ở cả ba khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Tại Hà Nội, Mỹ tập trung 56 lần chiếc B-52 vào đánh phá gần 100 điểm trong thành phố, đặc biệt là rải thảm khu phố Khâm Thiên lúc 22 giờ 40 phút, gây tội ác đặc biệt nghiêm trọng, làm 287 người chết, 266 người bị thương. Chúng cũng sử dụng 21 lần chiếc B-52 đánh Thái Nguyên và 18 lần chiếc B-52 đánh Hải Phòng.Đêm 26-12, bộ đội tên lửa và các lực lượng pháo cao xạ, súng phòng không ba thứ quân của ta đánh địch rất hiệu quả, bắn rơi 11 máy bay Mỹ, trong đó có 8 máy bay B-52, 4 chiếc rơi tại chỗ; đặc biệt là chỉ tiêu thụ 49 quả đạn tên lửa, bộ đội ta đã bắn rơi 6 chiếc máy bay B-52. Bộ đội pháo cao xạ Quân khu Việt Bắc bắn rơi 1 chiếc máy bay B-52 và pháo cao xạ Hải Phòng bắn rơi 1 chiếc máy bay B-52. Đây là trận đánh then chốt quyết định bắn rơi nhiều máy bay chiến lược B-52 nhất, làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng và các phi công Mỹ. QĐND Online – Vượt lên những mất mát, đau thương, quân và dân Hà Nội, nòng cốt là Bộ đội Phòng không-Không quân đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ, làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không” sáng chói…
Phần cuối: Con số của ý chí quyết chiến, quyết thắng
34 “siêu pháo đài bay” B-52 bị tiêu diệt
34 “siêu pháo đài bay” B-52 bị tiêu diệt
Với sức mạnh tổng hợp của thế trận phòng không nhân dân, sau 12 ngày đêm (từ 18 đến 29-12-1972) chiến đấu ngoan cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay của Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F-111 (2 chiếc rơi tại chỗ) và 42 máy bay chiến thuật các loại.
Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” – Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh |
Thắng lợi vĩ đại của quân và dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được ví như một cuộc “chiến đấu thần kỳ” và trở thành biểu tượng của lương tri và phẩm giá con người. Mỗi chiến công trong cuộc chiến đấu ấy là một kỳ tích. “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” 40 năm trước là một chiến công như thế - tiêu biểu cho khí phách anh hùng, tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. |
Trong cuộc đụng đầu với không quân chiến lược Mỹ trên bầu trời thủ đô Hà Nội 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân Việt Nam chẳng những không bị khuất phục trước sức mạnh “không thể tưởng tượng nổi” của không lực Hoa Kỳ mà còn làm cho hàng chục “pháo đài bay B-52”, “con ma”, “thần sấm” phải phơi xác ngay trên mảnh đất thiêng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Thắng lợi giòn giã của quân và dân Việt Nam làm nức lòng bạn bè quốc tế, khiến cho dư luận thế giới ngỡ ngàng, thán phục và liên tưởng đến một “Điện Biên Phủ thứ hai - Điện Biên Phủ trên không”. Như vậy, Mỹ cũng như Pháp 18 năm trước đó (5-1954), dù đã đẩy nỗ lực quân sự lên mức cao nhất nhằm cứu vãn tình thế trong cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng cuối cùng, phải chịu thất bại trước ý chí, quyết tâm ngoan cường, trí tuệ, sức sáng tạo và bản lĩnh của quân và dân Việt Nam. Thắng lợi của 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cùng với thắng lợi trên chiến trường cả nước đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, rút hết quân viễn chinh về nước, làm thay đổi căn bản cục diện chiến tranh, mở ra thời cơ chiến lược để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Phát huy truyền thống "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", các đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân đang ra sức thi đua huấn luyện giỏi, SSCĐ cao. Trong ảnh: Máy bay Trung đoàn Không quân 935, Sư đoàn Không quân 370 xuất kích thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Xuân Cường Chiến công oanh liệt “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã cách đây bốn thập kỷ. Tuy nhiên, độ lùi thời gian chẳng thể làm mờ ký ức của một thời lửa đạn, mà càng làm cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử trọng đại này; về những nhân tố làm nên một trong những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vừa là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại chiến công hào hùng của quân và dân ta, đồng thời, thêm một lần khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Đặc biệt, đây cũng là dịp để chúng ta đi sâu tìm tòi, nghiên cứu về những nhân tố làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, cuộc đọ sức 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 nói riêng; qua đó, làm sáng tỏ thêm sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại mới, mà nhân lõi của nó được biểu hiện bằng tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Từ thực tiễn lịch sử phong phú và tầm vóc, ý nghĩa to lớn của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, chúng ta cùng nhau suy ngẫm về những vấn đề chủ yếu sau: Một là, về nhãn quan chiến lược nhạy bén của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dự báo, tổ chức chuẩn bị mọi mặt để đối phó với âm mưu, thủ đoạn và các bước phiêu lưu quân sự của đế quốc Mỹ. Binh pháp người xưa có câu: “Biết địch biết ta, trăm trận không nguy”. Kế thừa và phát huy truyền thống, kinh nghiệm dụng binh của người xưa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở nhìn nhận đánh giá tình hình trong nước, quốc tế, nhận rõ bản chất đối tượng của cách mạng Việt Nam, tương quan so sánh lực lượng, đã hoạch định đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, phù hợp với điều kiện của đất nước. Đó là điều kiện tiên quyết để khi bước vào cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chủ động, bình tĩnh điều hành, xử lý và thực hiện các tình huống chiến lược, giữ vững và tăng cường thế tiến công. Từ đầu năm 1965, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những dự báo về âm mưu, thủ đoạn leo thang và mở rộng chiến tranh của Mỹ. Đối với hậu phương miền Bắc, Đảng xác định, trong khi đề cao khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến lớn miền Nam, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa bằng không quân và hải quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc “chiến tranh cục bộ” ở cả miền Nam lẫn miền Bắc[1]. Đi đôi với xác định nhiệm vụ chiến lược của miền Bắc, Đảng đã chỉ đạo đẩy mạnh toàn diện các mặt công tác ở hậu phương, nhất là công tác tư tưởng và tổ chức trong điều kiện chiến tranh lan rộng ra cả nước. Đối với công tác tư tưởng, Đảng đặt ra yêu cầu: Cần phải làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhận rõ âm mưu và hành động mới của Mỹ, nhận rõ chỗ mạnh và chỗ yếu, thuận lợi và khó khăn của ta và của địch; nhận rõ ta đang chiến thắng, nhất định sẽ thắng, Mỹ đang thất bại và nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. Trên cơ sở đó xây dựng ý chí, niềm tin quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược; sẵn sàng đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của chúng, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, xây dựng tinh thần tự lực cánh sinh, chống chủ quan khinh địch. Cùng với công tác tư tưởng, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan của Nhà nước, Quân đội mở các hội nghị phòng không nhân dân, xây dựng kế hoạch tác chiến phòng không, sơ tán, bảo vệ các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, kho tàng, bến bãi, trọng điểm giao thông. Lực lượng đánh máy bay và tàu chiến Mỹ với nòng cốt là Quân chủng PK-KQ và Quân chủng Hải quân đã được tăng cường về nhiều mặt, cả về người và vũ khí trang bị, cả kế hoạch tổ chức hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác, tạo thế trận liên hoàn của “chiến tranh nhân dân đất đối không, đất đối biển”. Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, quân và dân miền Bắc đã cùng cả nước bước vào cuộc trường chinh chống Mỹ và đương đầu với sự đánh phá ác liệt của không quân, hải quân Mỹ trên tư thế hiên ngang, chỉ biết ngẩng cao đầu. Ý chí và niềm tin tất thắng đã tạo ra và nhân lên sức mạnh vô cùng to lớn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn đánh phá của kẻ thù. Hậu phương miền Bắc chẳng những trụ vững trước mưa bom bão đạn của địch, mà vẫn tăng cường và đẩy mạnh hoạt động chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Với tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho phép quân và dân ta trên miền Bắc chủ động trong mọi tình huống; không bị bất ngờ trước quy mô và thủ đoạn đánh phá của địch. Trải qua hai cuộc chống chiến tranh phá hoại (1965-1968; 1972), quân và dân miền Bắc đã được tôi luyện mọi mặt và bởi vậy, khi quân Mỹ mở cuộc tập kích bằng không quân chiến lược vào thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, chúng đã bị giáng trả mạnh mẽ, đích đáng. Lưới lửa phòng không nhiều tầng của quân và dân miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã hợp thành thế trận “thiên la địa võng” đón đánh và tiêu diệt lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật của Mỹ. Rõ ràng, thắng lợi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mà quân và dân ta giành được đã chứng tỏ nhãn quan chiến lược nhạy bén, sâu rộng của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đụng đầu với không quân chiến lược Mỹ cuối năm 1972 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiên đoán từ cuối năm 1967, rằng: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian suy nghĩ chuẩn bị… Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”[2]. Hai là, về xây dựng tổ chức lực lượng và thế trận nhằm phát huy sức mạnh, hiệu quả của tác chiến phòng không nhân dân trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ thủ đô Hà Nội. Trong suốt quá trình của chiến tranh và nhất là trong cuộc đọ sức giữa mặt đất và bầu trời 12 ngày đêm với không lực Mỹ trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972, nếu chỉ bằng con số thông thường khi so sánh tương quan lực lượng, vũ khí trang bị, người ta khó có thể lý giải vì sao, thắng lợi cuối cùng lại thuộc về bên có trang bị ít hơn, kém hiện đại hơn. Câu trả lời: Chính là nhờ chúng ta dám đánh, biết đánh, với bản lĩnh Việt Nam đã xây dựng, tổ chức được lực lượng và thế trận độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam, đã phát huy tối đa sức mạnh, hiệu quả của tác chiến phòng không. Công tác xây dựng, tổ chức, bổ sung, phát triển lực lượng tác chiến phòng không đã có quá trình chuẩn bị và rèn luyện lâu dài, ngay từ khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, đầu năm 1965. Trong những năm này, lực lượng cao xạ từ 12 trung đoàn và 14 tiểu đoàn phát triển thành 21 trung đoàn, 41 tiểu đoàn, trong đó có 8 trung đoàn cơ động, hình thành một mạng lưới phòng không tầm thấp và tầm trung mạnh ở các yếu địa, đồng thời có khả năng cơ động, tạo thành những cụm pháo cao xạ bảo vệ từng khu vực. Ngày 1 tháng 5 năm 1965, bộ đội tên lửa phòng không ra đời (Trung đoàn 236 - Trung đoàn Sông Đà) và chỉ một tháng sau, lực lượng này phát triển thành hai trung đoàn (thêm Trung đoàn 238). Lớp cán bộ đầu tiên của hai trung đoàn được chọn từ nhiều quân binh chủng, phần đông được thử thách trong thực tế chiến đấu và công tác. Công tác huấn luyện binh chủng kỹ thuật hiện đại của lực lượng phòng không được tiến hành bài bản, hết sức khẩn trương với sự hướng dẫn của chuyên gia Liên Xô. Bộ đội không quân cũng phát triển từ một trung đoàn lên 3 trung đoàn, sử dụng hai loại máy bay chiến đấu MiG 17 và MiG 21. Bộ đội ra-đa phát triển từ 2 trung đoàn lên 4 trung đoàn thuộc Quân chủng PK-KQ[3]. Các lực lượng tác chiến phòng không của quân đội ta vừa ra đời đã bước vào cuộc thử lửa trước không quân hiện đại Mỹ. Ngay từ những trận đầu ra quân, bộ đội không quân xuất kích bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa, đầu tháng 4-1965), bộ đội tên lửa phóng quả đạn đầu tiên từ trận địa Suối Hai (Hà Tây, ngày 24-7-1965) đã giành thắng lợi giòn giã, bắn rơi máy bay hiện đại Mỹ. Thực hiện phương châm vừa huấn luyện, vừa chiến đấu, vừa rút kinh nghiệm, chúng ta đã từng bước phát triển, trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, nhất là kỹ thuật chiến đấu và khả năng tác chiến hiệp đồng giữa các lực lượng. Bộ đội tên lửa có quá trình bám đánh B-52 trên chiến trường Khu 4. Ngày 17-9-1967, Trung đoàn tên lửa H38 (SAM2) đã bắn hạ một B-52 giữa đất thép Vĩnh Linh (Quảng Trị). Kinh nghiệm chiến đấu được phổ biến và nhân rộng, đặc biệt, xuất hiện những cuốn sách nhỏ (Phương án tháng 9[4], Hội nghị tháng 10[5], Cẩm nang bìa đỏ[6]), những hình thức tuyên truyền phổ biến kinh nghiệm chiến đấu hết sức sinh động (Gánh hát rong[7]). Trải qua quá trình chiến đấu, lực lượng tác chiến phòng không của quân đội phát triển, trưởng thành nhanh chóng, thực sự là nòng cốt cho thế trận phòng không nhân dân. Sự phối hợp, hiệp đồng giữa chiến đấu và bảo đảm chiến đấu giữa các lực lượng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Song song với công tác tổ chức và bảo đảm lực lượng chiến đấu, quân đội phối hợp với nhân dân làm tốt công tác phòng không, sơ tán, bảo đảm an toàn về người và vật chất. Đây là công việc rất lớn, đòi hỏi các ngành, các cấp, các lực lượng phải vào cuộc. Nhiều trường học, nhà trẻ, bệnh viện, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp được di dời khỏi trọng điểm đánh phá, được bố trí dưới hầm sâu, địa đạo là những hình ảnh quen thuộc của miền Bắc trong những tháng năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Có thể nói, quá trình tổ chức, xây dựng mọi mặt trong những tháng năm trước đó là bước chuẩn bị kỹ càng để khi bước vào chiến dịch phòng không cuối năm 1972, quân và dân ta đã có được một lực lượng và thế trận chủ động, giáng trả mạnh mẽ lực lượng không quân Mỹ ngay từ giờ phút đầu tiên chúng bay vào ném bom, đánh phá Hà Nội (18-12-1972). Để giành và giữ thế chủ động trong cuộc đối đầu với cuộc tập kích bằng không quân chiến lược của Mỹ, trong công tác tổ chức lực lượng, Quân chủng PK-KQ - lực lượng chủ công được bổ sung và tăng cường một số lượng lớn cán bộ, chiến sĩ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, biên chế trong đội hình của 26 trung đoàn phòng không, 41 tiểu đoàn tên lửa, 4 trung đoàn không quân, 36 đại đội ra-đa. Trên địa bàn thủ đô Hà Nội, lực lượng cơ động của Bộ cùng với lực lượng tại chỗ và các đơn vị, tổ đội DQTV tại khu phố, phường, xã, quận, huyện, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện... đã phối hợp tổ chức thế trận hiệp đồng chiến đấu nhiều tầng, nhiều lớp, với 30 trận địa tên lửa, 100 trận địa pháo cao xạ, hàng trăm trận địa súng pháo bắn máy bay tầm thấp được đặt trên các nóc nhà, các vị trí xung yếu. Trong quá trình chiến đấu, với thế trận bố trí khoa học, hợp lý, các lực lượng phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, vừa tập trung được hỏa lực nhưng đồng thời, vừa có thể đánh địch từ xa đến gần. Theo phân công, bộ đội tên lửa và không quân tập trung đánh tiêu diệt lực lượng không quân chiến lược (B-52) ở tầm bay cao; các lực lượng khác đánh tiêu diệt không quân chiến thuật. Như vậy, ở tầng nào cũng có lực lượng đánh tiêu diệt không quân địch. Lưới lửa của lực lượng ba thứ quân và thế trận phòng không nhân dân “thiên la địa võng” khiến cho không quân Mỹ lúng túng, bị động. Ở đâu, ở tầm bay nào chúng cũng bị bám đánh bằng các loại đạn từ đạn tên lửa của bộ đội chủ lực cho đến đạn súng trường của lực lượng DQTV. Với lực lượng và thế trận hoàn chỉnh, sự phối hợp chiến đấu nhịp nhàng, linh hoạt, hiệu quả, quân và dân thủ đô Hà Nội cùng quân và dân miền Bắc, nòng cốt là Quân chủng PK-KQ đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mỹ, bắn rơi nhiều máy bay hiện đại, trong đó có 34 “pháo đài bay” B-52. Như vậy là, sức mạnh chiến đấu không phải chỉ ở số lượng và tính hiện đại của vũ khí trang bị, mà điều quan trọng là việc bố trí lực lượng và thế trận, khả năng phối hợp hiệp đồng trong quá trình chiến đấu và bảo đảm chiến đấu. Lực lượng và thế trận của chiến tranh nhân dân trên miền Bắc đã chứng tỏ sức mạnh, hiệu quả trong tác chiến với lực lượng không quân Mỹ, mà đỉnh cao là chiến dịch 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972 trên bầu trời thủ đô Hà Nội. Lực lượng và thế trận của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, trên hết và hơn hết biểu hiện cho ý chí ngoan cường, dũng cảm, trí tuệ và sức sáng tạo của con người Việt Nam, của nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo, thể hiện trong phương châm chiến lược “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn” và thắng địch bằng “Mưu, Kế, Thế, Thời”. Ba là, về nhân tố con người và khả năng làm chủ vũ khí trang bị, kỹ thuật. Chúng ta đều biết, Mỹ là cường quốc hàng đầu trên thế giới, với sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật vượt trội. Sức mạnh của Mỹ đã được phô diễn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng những sư đoàn kỵ binh (máy bay trực thăng), lữ đoàn dù, trung đoàn thiết giáp, “siêu pháo đài bay” B-52… Thế nhưng, mọi kỹ thuật hiện đại của vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu, cùng với hơn nửa triệu quân Mỹ và tiền của được đổ vào chiến trường Việt Nam đã không mang tới thắng lợi cho Mỹ. Dù đã áp dụng ba chiến lược chiến tranh (đặc biệt, cục bộ, Việt Nam hóa), sử dụng mọi vũ khí có trong tay (trừ bom hạt nhân), nhưng kết cục Mỹ vẫn không xoay chuyển được tình thế. Con bài cuối cùng trong nỗ lực chiến tranh của Mỹ chính là mở cuộc tập kích ồ ạt bằng không quân vào thủ đô Hà Nội, sử dụng hàng trăm “siêu pháo đài bay” B-52 để uy hiếp và phá hủy tiềm lực của hậu phương miền Bắc, hòng tạo thế mạnh trên bàn Hội nghị Pa-ri… rồi cũng thất bại nốt. Nguyên nhân thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trong các trận đọ sức trên chiến trường, theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ (1962-1968) Mắc Na-ma-ra là do Mỹ không hiểu con người và nền văn hóa Việt Nam. Thật vậy, con người Việt Nam, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã thực sự tỏa sáng trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, trong chiến dịch phòng không 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972 nói riêng. Đặc điểm nổi bật của cuộc đối đầu giữa quân và dân ta với không quân Mỹ là tính chất, hàm lượng khoa học kỹ thuật, khả năng làm chủ vũ khí, khí tài. Mỹ đã tung vào cuộc tập kích chiến lược những phương tiện chiến đấu và vũ khí tối tân (B-52, bom điều khiển, máy tạo nhiễu), trong lúc đó, vũ khí quân ta có trong tay chỉ dừng ở mức tương đối hiện đại, đó là máy bay MiG 21, tên lửa SAM 2, pháo phòng không cỡ nòng 100mm, ra-đa P35. Chỉ riêng việc so sánh về tính năng của vũ khí, khí tài đã thấy một sự chênh lệch lớn giữa ta và địch. Thế nhưng, bước vào chiến đấu, những vũ khí bầu trời và mặt đất của quân và dân Việt Nam đã phát huy tác dụng, bám đánh và tiêu diệt nhiều máy bay hiện đại Mỹ, trong đó có B-52. Ở đây, yếu tố trung tâm, quyết định chính là con người. Con người Việt Nam, một thế hệ mới - thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, được lớn lên, học tập và trưởng thành trong môi trường của chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, những con người Việt Nam mới ấy được giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước, căm thù giặc, được truyền thụ kiến thức toàn diện về tự nhiên, xã hội, có lý tưởng cách mạng, có tinh thần, bản lĩnh sẵn sàng nhận hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Tổ quốc, nhân dân và Đảng giao phó. Vào quân đội, họ trở thành lính bộ binh, lính pháo, xe tăng, tên lửa, ra-đa, phi công… Dù ở binh chủng nào, nhờ có kiến thức, khả năng tìm tòi và óc sáng tạo, họ đã sớm làm quen, thuần thục và thực sự làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật. Cuộc chiến đấu sinh tử với “giặc trời” Mỹ trong 12 ngày đêm, một lần nữa minh chứng cho khối óc sáng tạo phi thường, trí thông minh và bản lĩnh của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Ra-đa P35 “vạch nhiễu tìm thù”, máy bay tiêm kích MiG bé nhỏ bắn rơi B-52, tên lửa SAM 2 và cả khẩu súng trường bắn rơi “con ma”, “thần sấm”. Con người Việt Nam bằng ý chí học hỏi vươn lên, với lòng dũng cảm, trí thông minh và sức sáng tạo đã làm cho tất cả vũ khí có trong tay đều phát huy tác dụng. Không dừng lại ở kỹ thuật sử dụng đơn thuần mà phát triển thành nghệ thuật phối hợp các loại vũ khí, tạo ra “lưới lửa” phòng không dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp, vòng trong, vòng ngoài, khiến cho đối phương bất ngờ, khiếp đảm và phải chịu trận. Có thể nói, thắng lợi “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” thực sự là nét tiêu biểu cho phẩm chất mới của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Bốn là, về sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế và của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Chúng ta luôn luôn ghi nhớ, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn về tinh thần, vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật của chính phủ và nhân dân các nước, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc. Không chỉ giúp về vật chất, các nước bạn còn giúp đào tạo cán bộ, sĩ quan, nhân viên kỹ thuật, cử chuyên gia hướng dẫn, tham mưu, trực tiếp chiến đấu và chịu đựng gian khổ, hy sinh cùng quân và dân ta. Sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của bè bạn là những vốn quý để tăng cường sức mạnh của công cuộc kháng chiến, tăng cường tiềm lực quân sự, khả năng và nghệ thuật tác chiến của quân đội. Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi trong từng trận đánh, từng chiến dịch và toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chúng ta cũng ghi nhận sự ủng hộ to lớn của nhân dân và các lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới và cả nhân dân tiến bộ Mỹ đã lên tiếng, xuống đường phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Với truyền thống và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, chúng ta luôn ghi tạc sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình trên tinh thần quốc tế vô sản của Liên Xô, Trung Quốc, các nước anh em và bạn bè thế giới. 40 năm đã qua, trở lại với một sự kiện lịch sử mà tầm vóc, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó không chỉ đối với Tổ quốc - dân tộc Việt Nam mà còn vang vọng khắp năm châu bốn biển, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” gợi mở nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Chúng ta cần phải tiếp tục tìm tòi, làm sáng tỏ thêm về sự kiện lịch sử này, đúc rút những kinh nghiệm quý, những bài học hay, vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quân đội ta do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là đội quân mang bản chất nhân dân sâu sắc, luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, gắn bó máu thịt với nhân dân. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, quân đội, mà trực tiếp là lực lượng của Quân chủng Phòng không - Không quân đã cùng với quân và dân thủ đô Hà Nội, quân và dân miền Bắc lập nên chiến công vang dội “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Kỳ tích của ngày hôm qua là thực tiễn sinh động, tiêu biểu cho ý chí, nghị lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, tiêu biểu cho thắng lợi của đường lối, tư tưởng chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện sự kế thừa, phát triển văn hóa giữ nước, nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh. |
Ngày 26-12-1972: Bộ đội tên lửa đánh máy bay B-52 đạt hiệu suất cao nhất |
Ngày 26-12-1972, Bộ Tổng tham mưu nhận định, sau ngày nghỉ lễ Nô-en, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng máy bay B-52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc với cường độ lớn hơn, hòng ép ta trở lại bàn Hội nghị Pa-ri theo điều kiện của chúng. |
|
81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52 đã bị tiêu diệt trong Chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12-1972. Ảnh: Hoàng Hà |
Trong số 34 máy bay B-52 bị tiêu diệt, Bộ đội Tên lửa bắn rơi 29 chiếc; Bộ đội Không quân bắn rơi 2 chiếc; Bộ đội pháo phòng không 100mm bắn rơi 3 chiếc.
8 chiếc B-52 bị “hạ gục” trong một đêm
Thành tích xuất sắc đó được ghi dấu trong đêm 26-12-1972, đêm thứ 9 của Chiến dịch.
Chiều 26-12, Quân chủng PK-KQ nhận được thông báo của Bộ Tổng tham mưu: “Từ 18 giờ đến 23 giờ có hoạt động của B-52”. Trực ban trưởng tại Sở chỉ huy Quân chủng phát lệnh cho toàn Quân chủng vào cấp 1 lúc 17 giờ 35 phút.
Vào lúc 21 giờ 35 phút, Tiểu đoàn 78 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) đã phóng những quả đạn đầu tiên vào các tốp B-52 của địch. Đạn được điều khiển tốt, nổ đúng thời cơ, thiêu cháy một B-52, rơi xuống xã Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.
|
Bộ đội Tên lửa chuẩn bị chiến đấu trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Ảnh tư liệu. |
Tiếp đó, vào 22 giờ 27 phút, Tiểu đoàn 86 (Trung đoàn 274, Sư đoàn 361) bắn cháy một B-52 (rơi xa); 22 giờ 30 phút, Tiểu đoàn 76 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) bắn một B-52 rơi tại chỗ xuống Tương Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội; 22 giờ 33 phút, Tiểu đoàn 93 (Trung đoàn 261, Sư đoàn 361) bắn một B-52 rơi tiếp xuống Đèo Khế, Tuyên Quang; 22 giờ 47 phút, Tiểu đoàn 79 (Trung đoàn 257, Sư đoàn 361) bằng một quả đạn đã diệt gọn một B-52, rơi xuống địa phận Sơn La.
Trong đêm 26-12, Trung đoàn pháo 100mm của Quân khu Việt Bắc cũng bắn rơi một B-52 (lần thứ hai trong Chiến dịch bắn rơi B-52).
Tại Hải Phòng, mặc dù bị máy bay chiến thuật của hải quân Mỹ gây nhiễu, phóng sơ-rai liên tục nhưng Tiểu đoàn tên lửa 81 (Trung đoàn…., Sư đoàn 363) đã vận dụng tốt phương pháp điều khiển và chế độ bám sát, tiêu diệt một máy bay B-51. Đại đội 174 pháo 100mm của Trung đoàn pháo phòng không 252 cũng đã bắn rơi một B-52 lúc 22 giờ 24 phút.
“Quán quân” diệt B-52
Ngôi vị “quán quân” diệt B-52 thuộc về Trung đoàn 261, với thành tích hạ gục 12 chiếc (7 chiếc rơi tại chỗ). Tuy nhiên, nếu tính thành tích “bắn rơi tại chỗ”, thì ngôi vị “quán quân” lại thuộc về Trung đoàn 257, với 11 lần hạ gục B-52, trong đó 8 chiếc rơi tại chỗ.
|
Đại diện các kíp chiến đấu của Sư đoàn 361 đã tiêu diệt 25 máy bay B-52 trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Ảnh: Hoàng Hà |
“Quán quân” bắn rơi B-52 ở cấp tiểu đoàn thuộc về Tiểu đoàn 57 (Trung đoàn 261) và Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257), cùng bắn rơi 4 chiếc.
Trong khi đó, xét thành thích “bắn rơi tại chỗ” B-52, Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257) tiếp tục ở vị trí “quán quân” cùng với Tiểu đoàn 93 (Trung đoàn 261), khi cùng bắn rơi tại chỗ 3 máy bay B-52.
QUANGHIEN968.
Monday, December 24, 2012
TẠO HOST TRÊN BLOGSPOT KHÔNG GIỚI HẠN BĂNG THÔNG .
Chào tất cả các bạn !
Những ngày cuối năm 2012 sắp qua năm 2013 lại đến.Lâm Gia Trang chúc tất cả các Blogger NĂM MỚI - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG VÀ NHIỀU MAY MẮN !
Blog yahoo cũng sắp đóng cửa ,mọi người ai cũng tất bật dọn nhà sang Blogspot,Vể nhà mới mọi việc còn ngỡ ngàng với giao diện cũng như cách tạo Blog còn khó khăn .Vì vậy ở bài viết này Lâm Gia Trang giới thiệu các bạn cách lưu trữ hình ảnh cũng như file Flash trên blog với băng thông không giới hạn .
Hiện nay có nhiều trang web lưu trữ hình ảnh như : Photobucket,fileden hay imageshack .Nhưng tất cả đều có tính năng hạn chế : giới hạn tải lên,giới hạn kích thước hình ảnh,giới hạn băng thông ..... Vì đa phần các Blogger sử dụng tài khoản FREE.hihi .Hôm nay Lâm gia Trang sẽ hướng dẫn các bạn cách tải hình ảnh ,flash lên Blogspot nhé !
1 _ Tải tất cả các ảnh có đuôi : gif ,png ,v v.....v v
Đầu tiên các bạn đăng nhập vào tài khoản Blogspot của mình,Kích chọn bài đăng
* Lưu Ý : Các bạn kích vào hình để phóng to nhé
Những ngày cuối năm 2012 sắp qua năm 2013 lại đến.Lâm Gia Trang chúc tất cả các Blogger NĂM MỚI - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG VÀ NHIỀU MAY MẮN !
Blog yahoo cũng sắp đóng cửa ,mọi người ai cũng tất bật dọn nhà sang Blogspot,Vể nhà mới mọi việc còn ngỡ ngàng với giao diện cũng như cách tạo Blog còn khó khăn .Vì vậy ở bài viết này Lâm Gia Trang giới thiệu các bạn cách lưu trữ hình ảnh cũng như file Flash trên blog với băng thông không giới hạn .
Hiện nay có nhiều trang web lưu trữ hình ảnh như : Photobucket,fileden hay imageshack .Nhưng tất cả đều có tính năng hạn chế : giới hạn tải lên,giới hạn kích thước hình ảnh,giới hạn băng thông ..... Vì đa phần các Blogger sử dụng tài khoản FREE.hihi .Hôm nay Lâm gia Trang sẽ hướng dẫn các bạn cách tải hình ảnh ,flash lên Blogspot nhé !
1 _ Tải tất cả các ảnh có đuôi : gif ,png ,v v.....v v
Đầu tiên các bạn đăng nhập vào tài khoản Blogspot của mình,Kích chọn bài đăng
* Lưu Ý : Các bạn kích vào hình để phóng to nhé
Chọn viết bài sau đó các bạn kích chọn chèn hình ảnh
Sau đó các bạn kích tải lên ==>> chọn tệp tin
Tiếp tục chọn file ảnh cần tải lên sau đó chọn mở
Các bạn bấm vào hình sau đó kích vào thêm hình ảnh đã chọn
Xong rồi đấy các bạn à,chúng ta đã được hình cần tải
Tiếp tục các bạn kích vô HTML sẽ thấy link hình mình đã bôi xanh .sau đó các bạn coppy link này cho vô bất kỳ blog hay trang web nào bạn muốn mà băng thông không giới hạn
2 - Tải file Flash lên google :
Trước tiên các bạn vô TRANG NÀY đăng nhập bằng tài khoản Gmail của mình.Sau đó các bạn tạo cho mình 1 trang web ( để up file Flash ) xem hình
Các bạn tiếp tục điền đầy đủ thông tin của mình nhé ,sau đó bấm tạo sẽ hiện ra bảng sau :
Tiếp tục các bạn xem hình minh họa nhé !
Sau khi các bạn bấm xem == > quản lý trang web,sẽ hiện ra giao diện mới như sau
Các bạn kích vô tài liệu đính kèm ( xem hình )
Sau khi các bạn tải file Flash lên,các bạn kích vào xem để lấy link,Thế là xong.sau đó chèn vô code sau :
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Lưu ý :
Chào mừng bạn đến với Blog Lâm Gia Trang
Chào mừng bạn đến với Blog Lâm Gia Trang
- Vui lòng để lại một comment góp ý.
- Bấm nút +1 nếu bạn thấy thích bài viết này.
- Chúc thành công !
Subscribe to:
Posts (Atom)